Với tình hình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng như hiện nay, thì các hoạt động thương mại quốc tế có xu hướng phức tạp và tranh chấp thương mại quốc tế có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam phải có sự am hiểu nhất định về vấn đề này. Chính vì vậy, OTIS LAWYERS xin cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin hữu ích về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế qua bài viết dưới đây
Khái niệm, phân loại tranh chấp thương mại quốc tế
Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu thương mại quốc tế là gì? Thương mại quốc tế thường được hiểu là hoạt động thương mại liên quan đến hai hay nhiều quốc gia khác nhau. Dựa vào chủ thể và tính chất của quan hệ thương mại thì thương mại quốc tế được chia thành hai nhóm chính: thương mại quốc tế công (International trade) và thương mại quốc tế tư (International commerce)
Trong quá trình tiến hành các hoạt động thương mại, chắc chắn không thể tránh được những tranh chấp. Theo Từ điển Luật học Black (Black’s Law Dictionary) thì “tranh chấp được hiểu là mâu thuẫn hay bất đồng về các yêu cầu hay quyền lợi giữa các bên; sự đồi hỏi về yêu cầu hay quyền lợi của một bên bị đáp lại bởi một yêu cầu hay lập luận trái ngược từ bên kia”. Như vậy, tranh chấp thương mại quốc tế chúng ta hiểu là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ thương mại quốc tế.
Dựa vào chủ thể và đối tượng thì tranh chấp trong thương mại quốc tế được chia thành 2 loại:
Tranh chấp thương mại quốc tế công: Là tranh chấp thương mại quốc tế giữa các thực thể công về việc xây dựng và thực thi các chính sách thương mại như thuế xuất nhập khẩu, chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ… Khi một hoặc nhiều chủ thể công cho rằng một chủ chủ thể công khác đang ban hành và thực hiện những chính sách thương mại không phù hợp hoặc không thực thi những nghĩa vụ đã cam kết.
Tranh chấp thương mại quốc tế tư: Là tranh chấp thương mại quốc tế giữa các thương nhân xảy ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: mua bán hàng hóa quốc tế, thanh toán quốc tế, đầu tư quốc tế… Hầu hết các tranh chấp thương mại quốc tế tư đều liên quan tới hợp đồng thương mại quốc tế.
Chủ thể tham gia quá trình giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
- Các thực thể công: Là các chủ thể quan trọng, phổ biến trong quan hệ thương mại quốc tế công
Quốc gia, vùng lãnh thổ
Tổ chức quốc tế liên chính phủ như WTO, EU, ASEAN, Ngân hàng thế giới WB…
- Thương nhân: Là các chủ thể quan trọng, phổ biến trong quan hệ thương mại quốc tế tư
- Cơ quan giải quyết tranh chấp: Là các bên thứ ba không có quyền và lợi ích liên quan tới việc tranh chấp giữa các bên, tham gia vào việc giải quyết tranh chấp với tư cách là bên hỗ trợ, xem xét, giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên.
Các phương thức giải quyết tranh chấp
Hiểu một cách ngắn gọn thì phương thức giải quyết tranh (Dispute Resolution) là cách thức, phương thức để giải quyết tranh chấp. Tùy vào loại tranh chấp thương mại quốc tế, thì có những phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau:
Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế công
Những phương thức thường được nhắc đến, bao gồm: tham vấn, môi giới, trung gian, hòa giải, trọng tài, giải quyết tranh chấp theo cơ chế riêng biệt (như cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO; của EU; của ASEAN…)
Tham vấn (Consultations)
Thông thường, chúng ta vẫn hiểu tham vấn là một giai đoạn/bước bắt buộc trong một cơ chế giải quyết tranh chấp nào đó như cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, của ASEAN… Tuy nhiên, tham vấn còn được biết đến là một thương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế độc lập.
Bản chất của tham vấn được hiểu là việc các bên tự thương lượng với nhau bằng cách một bên đưa ra vấn đề, câu cầu cần tham vấn và bên còn lại sẽ trả lời tham vấn, sau cùng các bên sẽ cùng tìm ra và thống nhất đưa ra giải pháp giải quyết tranh chấp hai bên. Sở dĩ, nhiều cơ chế giải quyết tranh chấp riêng biệt quy định tham vấn là một giai đoạn bắt buộc là vì các chủ thể công luôn luôn coi tham vấn là sự lựa chọn đầu tiên để giải quyết tranh chấp.
Nếu trước đây tham vấn chỉ dừng lại là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp để các bên tự do lựa chọn, thì ngày nay nhiều FTA thế hệ mới quy định tham vấn vừa là một phương thức giải quyết tranh chấp độc lập, vừa là một giai đoạn/ bước bắt buộc của các cơ chế này. Thậm chí, Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ 2000 còn quy định tham vấn là phương thức giải quyết tranh chấp duy nhất.
Môi giới (Good Offices)
Môi giới là phương thức giải quyết tranh chấp trong đó bên môi giới trợ giúp các bên tranh chấp trao đổi, đối thoại, khởi tạo các cuộc đàm phán để thống nhất giải pháp giải quyết tranh chấp. Trong lĩnh lực tranh chấp thương mại quốc tế công, bên môi giới thường là quốc gia, cá nhân có uy tín đối với các bên như Tổng thư ký Liên hợp quốc, Tổng giám đốc WTO, Chủ tịch cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB)... Khi các cuộc thương lượng giữa các bên tranh chấp bắt đầu, vai trò của bên môi giới coi như chấm dứt
Trung gian (Mediation)/ Hòa giải (Conciliation)
Trên thực tế, hai thuật ngữ trung gian và hòa giải nhiều khi được dùng thay thế cho nhau bởi vì sự tương đồng giữa hai phương thức này rất lớn. Ở phương thức trung gian/hòa giải, các bên tranh chấp sẽ nhất trí lựa chọn bên thứ ba (bên trung gian/hòa giải viên) hỗ trợ, tư vấn các bên tranh chấp trong việc xử lý các vấn đề còn khác biệt, tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp.
Đối với tranh chấp thương mại quốc tế công, các bên trung gian/hòa giải viên thường là các quốc gia các uy tín lớn. Về bản chất, đây là phương thức tự nguyện, có sự chấp thuận của các bên tranh chấp, có thể bắt đầu, kết thúc vào bất kỳ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp của các bên
Trọng tài (Arbitration)
Tranh chấp thương mại quốc tế công cũng có thể được giải quyết bằng trọng tài. Đây là phương thức thường được quy định trong các FTA thế hệ mới, cơ chế giải quyết tranh chấp khu vực và kết cả trong quy định của WTO. Trọng tài được coi là phương thức giải quyết hiệu quả và là phương thức giải quyết cuối cùng đã và đang được quy định trong các FTA. Trọng tài là một trong những phương thức được khuyến khích thực hiện trong suốt quá trình giải quyết dù theo cơ chế riêng biệt được xây dựng ở cấp độ khu vực hay toàn cầu.
Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tư
Tranh chấp thương mại quốc tế tư có thể được giải quyết bằng nhiều phương thức khác nhau như: thương lượng, trung gian/hòa giải, trọng tài, tòa án. Ngoài các phương thức này, còn có thể các phương thức giải quyết tranh chấp khác như phiên tòa mini (Mini-trial) hoặc các phương thức mang tính chất pha trộn như phương thức trung gian- trọng tài (med-arb)... Theo giáo trình Pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội, thì có thể chia các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tư làm hai loại chính:
Phương thức xét xử tại Tòa án
Đây là phương thức mà thương nhân sẽ mang tranh chấp giữa họ ra Tòa án nhân danh Nhà nước để xem xét, giải quyết. Phán quyết của tòa án là bắt buộc, mang quyền lực nhà nước buộc các bên phải tuân thủ và thi thành. Khác với các phương thức ADR, phán quyết của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định pháp luật tố tụng dân sự của các quốc gia.
Nhược điểm của phương thức này đó là thủ tục giải quyết vô cùng phức tạp. Ngay từ bước đầu tiên khi xác định thẩm quyền của Tòa án, đã có thể phát sinh rất nhiều mâu thuẫn vì thẩm quyền giải quyết có thể thuộc về Tòa án của nhiều quốc gia khác nhau. Phương thức này cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho cả Tòa án các quốc gia và cả các bên tranh chấp. Đặc biệt, việc phải tham gia tranh tụng ở tòa án nước ngoài, phải tiến hành việc công nhận và thi phán quyết ở nước ngoài với nhiều điều lạ lẫm luôn luôn chứa rất nhiều rủi ro và thiệt hại.
Các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án (Alternative Dispute Resolution- ADR)
ADR- hay còn gọi là các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế là các phương thức do các bên lựa chọn và thỏa thuận thay vì mang ra tòa để xét xử. Bao gồm: thương lượng, trung gian/hòa giải và trọng tài. Các phương thức ADR luôn đề cao tính tự nguyện, chủ động của các bên.
Với những ưu và nhược điểm riêng của từng phương thức, các chủ thể nên cân nhắc lựa chọn dựa trên điều kiện tài chính của bản thân, tính chất phức tạp của tranh chấp, mức độ thân thiết với đối tác… để có thể đưa ra các lựa chọn phù hợp.
Nếu như thương lượng chỉ là việc giải quyết tranh chấp trên cơ sở tư đàm phán, thống nhất giải quyết vấn đề tranh chấp với nhau. Thì trung gian/hòa giải và trọng tài sẽ có sự tham gia giúp đỡ của các bên thứ ba. Nếu như bên thứ 3 trong trung gian/hòa giải chỉ đóng vai trò là người trợ giúp các bên đi đến đối thoại, tư vấn các vấn đề pháp lý, đưa ra khuyến nghị, giúp soạn thảo biên bản thống nhất. Thì trọng tài viên là là người đóng vai trò xem xét vụ việc và đưa ra các phán quyết mang tính chất bắt buộc các bên phải tuân theo.
Chính tính chất phức tạp của các tranh chấp thương mại quốc tế ngày nay cùng với nhu cầu bảo mật thông tin, bí mật kinh doanh, giữ hình ảnh doanh nghiệp… mà ngày nay các phương thức ADR ngày càng trở nên phổ biến và cho thấy khả năng đáp ứng tốt hơn phương thức tòa án.
DỊCH VỤ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS tự hào là đơn vị chuyên tư vấn, giải quyết các loại tranh chấp trong kinh doanh và thương mại với hiệu quả cao và chi phí hợp lý. Với gói dịch vụ giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế TRỌN GÓI, quý khách hàng sẽ được đội ngũ luật sư chuyên nghiệp thực hiện đầy đủ các công việc sau đây:
Tư vấn các quy định pháp lý về quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ kinh doanh thương mại quốc tế;
Chuẩn bị liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế;
Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp
Tư vấn cho khách hàng ưu nhược điểm của từng loại phương thức giải quyết tranh chấp, để khách hàng có thể lựa chọn hình thức phù hợp
Đối với phương thức thương lượng, hòa giải: Luật sư sẽ tiến hành tổ chức thương lượng, hòa giải các bên trong quan hệ tranh chấp thương mại, đồng thời thay mặt khách hàng tiến hành thương lượng, hòa giải với bên kia.
Đối với phương thức Trọng tài, Tòa án: Luật sư đại diện theo ủy quyền gặp gỡ, trao đổi và làm việc với các cơ quan Trọng tài, Tòa án nhằm bảo vệ lợi ích khách hàng tốt nhất
Mong rằng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các quý bạn đọc giải quyết được những vướng mắc, khó khăn đang gặp phải. Nếu quý khách hàng mong muốn nhận được sự hỗ trợ pháp lý nhanh chóng, kịp thời trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và có nhu cầu được đặt lịch hẹn gặp luật sư giải quyết tranh chấp thương mại của OTIS LAWYERS thì hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chúng tôi qua địa chỉ:
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park View, Số 3 đường Vũ Phạm Hàm, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận