Nhãn hiệu có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp khách hàng ghi nhớ sản phẩm dịch vụ và tạo sự khác biệt trên thị trường. Trong nền kinh tế cạnh tranh ngày nay, nhãn hiệu rất dễ bị xâm phạm bởi nhiều tổ chức, cá nhân, điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, các tổ chức, cá nhân cần đăng ký nhãn hiệu để được cấp văn bằng bảo hộ. Vậy pháp luật quy định quy trình đăng ký nhãn hiệu như thế nào? Hãy cùng OTIS LAWYERS tìm hiểu ngay nhé!
Căn cứ pháp lí: Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019
Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu.
Có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Những điều kiện cơ bản mà chủ thể có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu nào cũng cần biết để quá trình đăng ký nhãn hiệu diễn ra cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Tra cứu trước khi đăng ký bảo hộ
Để đăng ký nhãn hiệu thành công, tức là nhãn hiệu đăng ký sẽ được cấp văn bằng bảo hộ. Chủ thể muốn đăng ký nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu trước.
Tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký là bước cần thiết. Vì đây là hệ thống cơ sở dữ liệu giúp người dự định nộp đơn đăng ký biết được nhãn hiệu mình định đăng ký có khả năng thành công hay không. Để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu thành công, các doanh nghiệp nên chú ý xem xét kĩ nhãn hiệu mình định đăng ký với nhãn hiệu đã hoặc đang đăng ký.
Phần lớn các trường hợp không đăng ký thành công là do nhãn hiệu định đăng ký trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác.
Sau khi tra cứu và đánh giá được khả năng đăng ký thành công cao, doanh nghiệp sẽ nộp đơn.
Hồ sơ
Hồ sơ bao gồm:
2 tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Giấy ủy quyền ( nếu nộp đơn thông qua đại diện)
Chứng từ đã nộp lệ phí
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác
Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu về quy chế sử dụng nhãn hiệu, thuyết minh và các tài liệu chứng minh liên quan.
Quy trình đăng ký
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí đăng ký
Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối. Chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót; sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu; không có ý kiến phản đối; ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
Bước 3: Công bố đơn
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu được nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng:
Bước 5: Thông báo dự định cấp/ từ chối văn bằng
Kết thúc thời gian thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và ghi rõ lý do.
Bước 6: Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận
Sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng, người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Bước 7: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sau khi chủ nhãn hiệu đã thực hiện nộp lệ phí cấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.
Trên đây là 7 bước cơ bản để đăng ký nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận. Thời gian đăng ký khoảng 12- 18 tháng kể từ khi có đơn chấp nhận hợp lệ. Nhãn hiệu sẽ được bảo hộ trong vòng nộp đơn kể từ ngày nộp đơn, Doanh nghiệp sẽ được gia hạn bảo hộ, mỗi lần 10 năm và không bị giới hạn số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ đồng hành xuyên suốt với sự phát triển của doanh nghiệp.
Dịch vụ tư vấn về đăng ký nhãn hiệu của OTIS LAWYERS
Tư vấn pháp luật về điều kiên, thủ tục
Tư vấn tra cứu nhãn hiệu, đánh giá tính khả thi cấp văn bằng bảo hộ độc quyền.
Soạn thảo hồ sơ để nộp tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Đại diện khách hàng đăng ký nhãn hiệu
Đại diện khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu.
Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Tư vấn, xử lí các tranh chấp phát sinh liên quan đến đơn đăng ký.
Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, OTIS LAWYERS tin tưởng rằng sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tốt nhất. Với quy trình đơn giản nhất; thời gian tiếp nhận và xử lý nhanh nhất; chi phí tiết kiệm nhất; mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối .
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: K28 - Nhóm K, Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email:[email protected]
Hotline: 0987748111 Website: https://otislawyers.vn/
Bình luận