Kể từ khi mở cửa kinh tế thì ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Để thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, nhà nước ta đã có những chính sách về ưu đãi và bảo đảm đầu tư, trong đó có việc quy định các hình thức đầu tư. Vậy theo pháp luật hiện nay, có những loại hình thức đầu tư nào? Hãy cùng OTIS LAWYERS tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lí
Hình thức đầu tư là gì?
Hình thức đầu tư là cách tiến hành hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.
Nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình để tiến hành đầu tư.
Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Theo Luật đầu tư năm 2020, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
Thực hiện dự án đầu tư
Đầu tư theo hợp đồng BCC
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Hình thức thành lập tổ chức kinh tế bao gồm hai phương thức, đó là: thành lập công ty 100% vốn từ nhà đầu tư nước ngoài, thành lập công ty giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc Chính phủ trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
Hình thức đầu tư;
Phạm vi hoạt động đầu tư;
Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.
Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế là hình thức đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật đầu tư năm 2020 thì nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:
Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài;
Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;
Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.
Nhà đầu tư có thể góp vốn vào tổ chức kinh tế theo hình thức sau đây:
Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc 2 trường hợp trên.
Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc 3 trường hợp trên
Thực hiện dự án đầu tư
Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức thực hiện các dự án đầu tư. Nhà đầu tư có thể kí kết hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng PPP). Đây là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết hợp đồng PPP để thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia thực hiện dự án đầu tư PPP.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Theo khoản 14 Điều 3 Luật đầu tư 2020, “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế”.
Điều 27 Luật đầu tư 2020 quy định về đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC như sau:
Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định pháp luật.
Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.
Trên đây là tư vấn của OTIS LAWYERS về các hình thức đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật. Chúng tôi hi vọng bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho quý khách về các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
Dịch vụ tư vấn đầu tư của OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn đầu tư theo quy định của pháp luật. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới các nhà đầu tư dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park View, Số 3 đường Vũ Phạm Hàm, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận