Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng rất phổ biến hiện nay, nó có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế ngày càn phát triển, các giao dịch dân sự ngày càng đa dạng. Chính vì thế mà cũng phát sinh rất nhiều tranh chấp hợp đồng vay tài sản. Vậy pháp luật quy định phương thức giải quyết như thế nào đối với các tranh chấp hợp đồng vay tài sản? Hãy cũng OTIS LAWYERS tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lí
Bộ luật tố tụng dân sư năm 2015
Thế nào là hợp đồng vay tài sản?
Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Tranh chấp hợp đồng vay tài sản là gì?
Tranh chấp hợp đồng vay tài sản là sự mâu thuẫn của một hoặc cả hai bên chủ thể hợp đồng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng vay.
Tranh chấp chủ yếu là liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ thỏa thuận. Hoặc cũng có thể xảy ra tranh chấp phát sinh từ nội dung của hợp đồng, thực hiện hợp đồng, chấm dứt hợp đồng.
Tranh chấp hợp đồng vay tài sản dẫn đến rất nhiều hậu quả khôn lường, không ít vụ việc bị khởi tố hình sự về vấn đề hợp đồng vay. Do đó các bên cần thực hiện đúng nghĩa vụ của mình và tìm cách giải quyết tranh chấp một cách có lợi cho hai bên.
Một số tranh chấp hợp đồng vay tài sản thường gặp
Tranh chấp hợp đồng vay liên quan đến chủ thể hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng vay tài sản có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Đối với một bên chủ thể là cá nhân thì phải là người có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Đối với chủ thể là tổ chức thì người kí kết hợp đồng phải là người đại diện theo pháp luật, người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền có thẩm quyền kí kết.
Trên thực tế có nhiều hợp đồng được kí bởi người không có thẩm quyền như: không phải người đại diện theo pháp luật, không được ủy quyền, hoặc người đại diện theo pháp luật nhưng không có thẩm quyền kí kết,.. Điều này dẫn đến tranh chấp vì hợp đồng được kí bởi người không có thực quyền của doanh nghiệp thì theo quy định của pháp luật sẽ bị vô hiệu. Các cá nhân vay tài sản không có năng lực chủ thể thì hợp đồng cũng sẽ dẫn tới vô hiệu. Khi đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các bên còn lại.
Tranh chấp phát sinh khi bên vay chậm trả nợ
Đây là tranh chấp rất phổ biến và phát sinh rất nhiều trong đời sống xã hội. Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
"Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý."
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bên vay chậm thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ của mình, dẫn đến phát sinh tranh chấp giữa các bên.
Tranh chấp về lãi suất cho vay
Ngày nay có rất nhiều hình thức cho vay bên ngoài xã hội có mức lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng. Bên đi vay thường rơi vào tình trạng cần tiền gấp nên họ mới phải chấp nhận mức lãi suất cao như vậy để có thể có tiền bất chấp cả những rủi ro có thể phát sinh. Nếu làm ăn không thuận lợi thì việc trả lãi suất đối với khoản tiền vay sẽ khiến bên vay mất khả năng thanh toán dẫn đến tranh chấp xảy ra.
Tranh chấp phát sinh do hình thức giả tạo của hợp đồng vay tài sản
Thế nào là hình thức giả tạo của hợp đồng vay tài sản
Trên thực tế, có nhiều trường hợp các bên tham gia giao dịch vay tài sản nhưng không kí hợp đồng vay tài sản mà lại kí hợp đồng mua bán, đặt cọc tài sản, tài sản chủ yếu là quyền sử dụng đất, nhà ở. Trong các trường hợp này, bên cho vay sẽ giữ tài sản của bên vay, đến khi trả nợ, nếu bên vay không trả vốn và lãi thì bên cho vay yêu cầu tiến hành thủ tục, mua bán, đặt cọc tài sản.
Giải quyết tranh chấp phát sinh do hình thức giả tạo của hợp đồng vay tài sản
Nếu bên vay muốn khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng, hủy giấy tờ đứng tên bên cho vay và đồng ý trả tiền nợ và lãi theo quy định nhưng bên cho vay không chấp nhận. Thì bên vay phải có các căn cứ xác định các hợp đồng mua bán hay đặt cọc trước đó là giả tạo nhằm che dấu cho hợp đồng vay tài sản. Khi đó Tòa án mới có căn cứ để tuyên hợp đồng vô hiệu và xem xét giải quyết hợp đồng vay và tính lãi suất theo quy định đối với sổ tiền vay.
Do đó, để giải quyết được tranh chấp phát sinh do giao kết hợp đồng vay giả tạo rất phức tạp, mất thời gian và dễ gây tổn thất cho các bên. Vì vậy, các bên không nên kí kết hợp đồng vay dưới những hình thức trên để hạn chế rủi ro.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản
Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng vay tài sản các bên nên cùng thỏa thuận, thương lượng giải quyết vấn đề này trên nguyên tắc tôn trọng nhau, đi đến kết quả có lợi nhất cho cả hai bên.
Nếu không thể thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp
Đối với hợp đồng vay tài sản là hợp đồng dân sự vì vậy theo quy định tại khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp là tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết theo trình tự, thủ tục sơ thẩm;
Thủ tục giải quyết
- Cá nhân, tổ chức làm Đơn khởi kiện với nội dung theo Điều 189 BLTTDS 2015 gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
- Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu hồ sơ hợp lệ thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí và Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án.
- Sau khi thụ lý vụ án Tòa án sẽ xem xét và chuẩn bị xét xử vụ án. Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ tiến hành phiên họp kiểm tra giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải. Sau đó, Tòa án sẽ ban hành các quyết định như công nhận hòa giải thành, tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
- Nếu vụ án không rơi vào trường hợp trên thì Thẩm phán phải quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
- Xét xử phúc thẩm (nếu có)
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về tranh chấp hợp đồng vay tài sản. Chúng tôi hi vọng bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho độc giả khi muốn tìm hiểu về hợp đồng vay tài sản.
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng của OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park View, Số 3 đường Vũ Phạm Hàm, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận