Doanh nghiệp tư nhân là một trong 5 loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm nào khác so với các loại hình doanh nghiệp còn lại? Quy định của pháp luật hiện nay về doanh nghiệp tư nhân thế nào? Thủ tục thành lập doanh nghiệp hiện nay ra sao? Cùng OTIS LAWYERS tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lí
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về doanh nghiệp tư nhân (DNTN) như sau:
DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN. Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
Về chủ sở hữu doanh nghiệp
DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu. DNTN không xuất hiện việc góp vốn giống như các công ty nhiều chủ sở hữu. Nguồn vốn của DNTN xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất.
Về tư cách pháp nhân
DNTN không có tư cách pháp nhân. Tài sản của DNTN không độc lập trong quan hệ với tài sản của chủ DNTN.
Về quan hệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp tư nhân
Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân phải do chính chủ doanh nghiệp đăng kí và số vốn đăng ký phải đảm bảo tính chính xác, xác thực, nhất là đối với các đơn vị ngoại tệ hoặc vàng hay tài sản khác.
Trong quá trình hoạt động của công ty, chủ sở hữu DNTN có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư. Việc tăng hay giảm vốn đầu tư của DNTN đều phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ DNTN chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Về quản lí doanh nghiệp tư nhân
Chủ DNTN có toàn quyền quản lí doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của DNTN.
Chủ DNTN là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho DNTN với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho DNTN thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Chủ DNTN có quyền cho thuê DNTN, nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực.
Chủ DNTN có quyền bán DNTN cho các tổ chức, cá nhân khác nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.
Về trách nhiệm đối với khoản nợ của doanh nghiệp tư nhân
Vì không có tính độc lập về tài sản nên chủ DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn trước các khoản nợ và mọi rủi ro của doanh nghiệp. Chủ DNTN không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn đầu tư đã đăng kí mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản trong trường hợp phần vốn đầu tư đã đăng kí không đủ.
Thành lập doanh nghiệp tư nhân
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ thành lập DNTN gồm có:
Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp;
Bản sao giấy tờ pháp lí của cá nhân đối với chủ DNTN: thẻ căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu còn hiệu lực.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng kí kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ. Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký quốc gia. Nội dung công báo bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông báo mẫu dấu với Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư.
Bước 5. Thực hiện một số nghĩa vụ
Kê khai và nộp thuế môn bài;
Mua chữ kí số và đăng ký hóa đơn điện tử.
Trên đây là chia sẻ quy định pháp luật của chúng tôi về doanh nghiệp tư nhân. Chúng tôi hi vọng rằng đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho độc giả khi muốn tìm hiểu các định của pháp luật về doanh nghiệp.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ khách hàng thành lập doanh nghiệp. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
>>> Chi tiết về dịch vụ xem thêm: Tại đây
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park View, Số 3 đường Vũ Phạm Hàm, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận