Để có thể đưa ra các chính sách phù hợp với tình hoạt động đầu tư thực tế của các nhà đầu tư nước ngoài, Pháp luật Việt nam đã quy định chi tiết về các chế độ báo cáo trong quá trình đầu tư và yêu cầu các doanh nghiệp FDI tuân thủ nghiêm túc (chế độ báo cáo của doanh nghiệp FDI). Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, hàng năm vẫn có rất nhiều doanh nghiệp FDI bị phạt hành chính vì vi phạm về báo cáo trong đầu tư. Với mong muốn cung cấp kiến thức pháp luật cần thiết nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro cho Quý khách hàng, OTIS LAWYERS xin cung cấp bài viết dưới đây
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CỦA DOANH NGHIỆP FDI TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
Nội dung và kỳ báo cáo của tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư
- Báo cáo quý được thực hiện trước ngày 10 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, gồm các nội dung: vốn đầu tư thực hiện, doanh thu thuần, xuất khẩu, nhập khẩu, lao động, thuế và các khoản nộp ngân sách, tình hình sử dụng đất, mặt nước.
- Báo cáo năm được thực hiện trước ngày 31 tháng 3 năm sau của năm báo cáo, gồm các chỉ tiêu của báo cáo quý và chỉ tiêu về lợi nhuận, thu nhập của người lao động, các khoản chi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xử lý và bảo vệ môi trường...
Xử phạt hành chính khi vi phạm về báo cáo về hoạt động đầu tư
Trong trường hợp các doanh nghiệp FDI vi phạm quy định về báo cáo thực hiện dự án đầu tư sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 2, điều 15 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Cụ thể sẽ phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư hoặc báo cáo không đúng thời hạn theo quy định; Báo cáo không trung thực, không chính xác về hoạt động đầu tư;
CHẾ ĐỘ KÊ KHAI THUẾ
Các loại thuế cơ bản Doanh nghiệp phải kê khai
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Ngoài ra, Doanh nghiệp có thể làm tờ khai thêm như Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu…

Thời hạn kê khai thuế
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:
- Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày,
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi như: Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày; Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp…
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế,
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CỦA DOANH NGHIỆP FDI VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Thời hạn trong chế độ báo cáo của doanh nghiệp FDI về tình hình sử dụng lao động
Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Xử phạt hành chính khi vi phạm trong lĩnh vực lao động
Trong tường hợp các doanh nghiệp FDI vi phạm về quản lý lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2, Điều 8, Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể, đối với hành vi không báo cáo tình hình thay đổi lao động sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Dịch vụ tư vấn về báo cáo của doanh nghiệp FDI trong quá trình hoạt động đầu tư của OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn về báo cáo của doanh nghiệp FDI trong hoạt động đầu tư. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận