Hiện nay, có rất nhiều người cho rằng doanh nghiệp FDI là một loại hình doanh nghiệp. Đó là một nhận định sai lầm, bởi vì doanh nghiệp FDI chỉ là một tên gọi tắt của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. bài viết dưới đây của OTIS LAWYERS sẽ giới thiệu đến độc giả một số quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Cơ sở pháp lý
Doanh nghiệp FDI là gì?
FDI là từ viết tắt của Foreign Direct Investment, có nghĩa là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trong các hoạt động kinh doanh luôn sử dụng thuật ngữ này. Tuy nhiên hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn chưa có nhiều quy định cụ thể đối với loại hình doanh nghiệp này.
Theo khoản 22 Điều 3 Luật đầu tư 2020, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Như vậy theo quy định của Luật Đầu tư 2020 thì doanh nghiệp FDI được coi là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Đặc điểm của doanh nghiệp FDI
Hình thức đầu tư
Để trở thành doanh nghiệp FDI, chủ thể kinh doanh phải áp dụng một trong các hình thức đầu tư sau:
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp khác
- Thành lập doanh nghiệp có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài
- Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Hợp đồng BCC là tên gọi tắt của hợp đồng hợp tác kinh doanh, là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
>>> Xem thêm: Hợp đồng BCC
Hình thức doanh nghiệp
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Quyền và nghĩa vụ
Doanh nghiệp FDI có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và hưởng các chính sách ưu đãi áp dụng cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Mục đích hoạt động
Hợp tác với doanh nghiệp trong nước, mở rông thị trường ra các nước khác.
Vai trò của doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội của nước ta. Cụ thể:
Vì có vốn đầu tư từ nước ngoài nên việc quản lý, điều hành của doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp và có trách nhiệm cao hơn.
Nguồn vốn FDI được đảm bảo
Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, điều chỉnh mức giá phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng
Tạo ra việc làm cho người lao động
Doanh nghiệp được chuyển giao và áp dụng các công nghệ, khoa học kỹ thuật hiện đại.
Khuyến khích cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tăng chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Điều kiện để trở thành doanh nghiệp FDI
Được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có phần vốn góp được sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài
Theo khoản 19 Điều 3 Luật đầu tư 2020 thì nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Doanh nghiệp FDI phải có ít nhất 1 nhà đầu tư nước ngoài là thành viên góp vốn hoặc cổ đông hoặc được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài.
Kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm
Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Điểm c khoản 1 Điều 22 quy định: Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo khoản 1, 2 Điều 39 Luật Đầu tư 2020, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như sau:
Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Trừ các trường hợp sau thẩm quyền sẽ thuộc về Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư:
Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;
Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp FDI
Ngoài phạm vi hoạt động và điều kiện như đối với doanh nghiệp trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư năm 2020 phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế khác; góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Trường hợp không thuộc khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư năm 2020 thì thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước.
Đối với trường hợp dự án có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với nội dung dự án và tên dự án chính là tên của tổ chức kinh tế, pháp luật không có quy định về việc phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bị phụ thuộc, giới hạn ở tên dự án, tên tổ chức kinh tế; trừ một số trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định tên tổ chức kinh tế phải gắn với phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, ví dụ như các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, luật, tư vấn, cơ sở khám chữa bệnh…
Góp vốn trong doanh nghiệp FDI
Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 06/2019/TT-NHNN ngày 26/9/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định như sau:
"Nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam được thực hiện góp vốn đầu tư bằng ngoại tệ, đồng Việt Nam theo mức vốn góp của nhà đầu tư tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành), Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, hợp đồng PPP đã ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tài liệu khác chứng minh việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật".
Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng ngoại tệ hoặc VND tương ứng với đồng tiền thực góp của nhà đầu tư nước ngoài, phù hợp với mức vốn góp ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Tổ chức tín dụng có trách nhiệm kiểm tra, xem xét các giấy tờ và thực hiện ghi nhận phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ khác tương đương và các quy định pháp luật liên quan tại thời điểm góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
Thành lập doanh nghiệp FDI
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định để nộp lên phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Sau khi hoàn thành xong bước này và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp FDI, được hưởng các quyền, ưu đãi và nghĩa vụ đối với doanh nghiệp FDI.
Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam của OTIS
OTIS với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI cho rất nhiều khách hàng nước ngoài xin cam kết về chất lượng và hiệu quả khi quy khách sử dụng các dịch vụ của chúng tôi.
Các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp cho doanh nghiệp như sau:
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: thành lập doanh nghiệp, xin cấp các loại giấy phép cần thiết, VISA, thẻ tạm trú,...
Dịch vụ tư vấn pháp luật: tư vấn cho doanh nghiệp về hợp đồng, quản trị nhân lực, sở hữu trí tuệ - cạnh tranh,...
Trên đây là những chia sẻ của OTIS về những quy định pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp FDI mà mọi nhà đầu tư cần phải biết. Mong rằng qua những chia sẻ trên các nhà đầu tư sẽ có được những kiến thức cần thiết khi quyết định đầu tư tại Việt Nam. Ngoài ra OTIS có cung cấp các dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hãy liên hệ với chúng thôi theo địa chỉ dưới đây để nhận được tư vấn cũng như được cung cấp các dịch vụ đảm bảo chất lượng.
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park View, Số 3 đường Vũ Phạm Hàm, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 098774811
Bình luận