Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là một trong các loại hình doanh nghiệp rất phổ biến và được nhiều chủ thể kinh doanh lựa chọn để xây dựng doanh nghiệp. Vậy công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là gì? Pháp luật quy định về loại hình công ty này như thế nào? Cùng OTIS LAWYERS tìm hiểu ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
Khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Thành viên công ty có thể là cá nhân hoặc pháp nhân đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Số lượng thành viên trong công ty tối thiểu là 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty phải lập sổ đăng ký thành viên. Thành viên công ty có các quyền được quy định và cụ thể hóa tại Điều lệ công ty.
Hình thành tư cách thành viên trong công ty
Tư cách thành viên được hình thành bằng các con đường sau:
Góp vốn vào công ty
Nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên
Hưởng di sản thừa kế phần vốn góp của thành viên theo pháp luật thừa kế
Tặng tài sản là phần vốn góp: thành viên, chủ sở hữu công ty có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.
Trả nợ từ tài sản từ vốn góp của thành viên công ty
Chấm dứt tư cách thành viên công ty
Chấm dứt tư cách thành viên trong các trường hợp sau:
Thành viên có thể tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên của mình trong công ty
Thành viên công ty chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình cho người khác
Thành viên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích
Thành viên tặng cho phần vốn góp của mình cho người khác hoặc dùng tài sản là vốn góp để trả nợ cho người khác.
Quy chế về vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Tài sản góp vốn
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
Tàu sản góp vốn bao gồm: tài sản góp vốn khi thành lập công ty và và tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động của công ty. Tài sản góp vốn ó thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dung đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, các tài sản khác có thể định giá bằng đồng Việt Nam.
Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì khi góp vốn, thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn đó cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Huy động vốn
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể huy động vốn bằng cách:
Huy động vốn ban đầu của chủ sở hữu
Phát hành trái phiếu
Tăng, giảm vốn điều lệ
Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:
Tăng vốn góp của thành viên;
Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.
Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật này;
Vốn điều lệ k hông được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Luật doanh nghiệp
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ đã được thanh toán xong, công ty phải thông báo bằng văn bản về tăng, giảm vốn điều lệ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh
Chuyển nhượng phần vốn góp
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.
Tổ chức, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH 2 thành viên trở lên bao gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) và Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.
Hội đồng thành viên là hội đồng của tất cả thành viên công ty. Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất trong công ty, thực hiện thẩm quyền và trách nhiệm theo pháp luật và Điều lệ công ty.
Chủ tịch hội đồng thành viên được các thành viên bầu và có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể kiêm giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty. Nhiệm kì của chủ tịch hội đồng thành viên không quá 5 năm và có thể được bầu lại.
Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc ( hoặc Tổng giám đốc) có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Ban kiểm soát là cơ quan thay mặt các chủ sở hữu kiểm soát các hoạt động của công ty. Ban kiểm soát gồm Trưởng ban và Kiểm soát viên. Trưởng ban và Kiểm soát viên phải là những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có chuyên môn và các điều kiện khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Điều lệ công ty.
Danh sách thành viên.
Bản sao các giấy tờ sau đây:
+Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
+Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
+Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ thành lập công ty TNHH sau khi nộp
Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra tính hợp lệ và giải quyết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4. Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên. Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích và giúp bạn hiểu sâu hơn về doanh nghiệp, giúp ích cho bạn trong hành trình kinh doanh của mình.
Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp của OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp. Với đội ngũ luật sư tư vấn doanh nghiệp có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới các nhà đầu tư dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Đừng ngần ngại mà hãy nhấc máy ngay và liên hệ ngay với OTIS LAWYERS nếu quý khách có bất kì thắc mắc nào về doanh nghiệp để chúng tôi tư vấn và hỗ trợ ngay nhé.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park View, Số 3 đường Vũ Phạm Hàm, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận