Khi thẩm định giá tài sản, một tài sản hữu hình sẽ đương nhiên được định giá một cách dễ dàng hơn tài sản vô hình. Tài sản trí tuệ là một trong những tài sản vô hình rất khó để định giá. Vậy việc định giá tài sản sở hữu trí tuệ sẽ dựa trên những yếu tố nào? Hãy cùng OTIS LAWYERS tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Tài sản trí tuệ là gì?
Tài sản trí tuệ là một bộ phận của tài sản vô hình của một doanh nghiệp đang hoạt động, khác với khả năng không thể/khó có thể tái tạo của tài sản hữu hình, tài sản trí tuệ lại có khả năng tái tạo. Tài sản có thể xác định được là tài sản có giá trị thương mại hoặc giá trị hợp lý có thể đo lường được tại một thời điểm nhất định và được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích trong tương lai cho công ty. Những tài sản này có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với doanh nghiệp trong bối cảnh sáp nhập và mua lại.
Tài sản trí tuệ luôn gắn liền với quyền sở hữu trí tuệ. Trong nhiều trường hợp, các khái niệm về tài sản trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu trí tuệ được sử dụng với cùng một nghĩa. Do vậy, trong khuôn khổ bài viết, tác giả sẽ định hướng nghiên cứu tài sản trí tuệ theo hướng đồng nghĩa với quyền sở hữu trí tuệ.
Có thể nói, tài sản trí tuệ là kết quả của hoạt động khoa học và công nghệ. Khoa học trong trường hợp này được hiểu theo nghĩa cả khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn. Công nghệ trong trường hợp này là công nghệ có thể chuyển giao độc quyền và cả công nghệ chuyển giao không độc quyền. Bên cạnh đó, tài sản trí tuệ có khả năng tái tạo và phát triển, dễ dàng bị sao chép, tồn tại các chi phí ngầm và có thể định giá bằng tiền, có thể được trao đổi trên thị trường.
Định giá tài sản trí tuệ
Thẩm định giá tài sản trí tuệ là quá trình xác định giá trị bằng tiền của các quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định, theo tiêu chuẩn thẩm định giá. Việc thẩm định giá tài sản trí tuệ thường do các thẩm định viên về giá thực hiện.
Trường hợp cần định giá tài sản trí tuệ?
Quyền sở hữu trí tuệ được định giá trong các trường hợp sau:
- Kiểm kê và quản lý nội bộ tài sản trí tuệ
- Cần thu hút các nhà đầu tư và chứng minh giá trị của doanh nghiệp
- Góp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu trí tuệ hoặc tham gia vào việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, thoái vốn, mua bán cổ phần hoặc phần vốn góp tại doanh nghiệp
- Sử dụng quyền sở hữu trí tuệ làm tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng
- Chuyển nhượng hoặc li-xăng quyền sở hữu trí tuệ
- Tham gia vào một tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và cần phải đánh giá mức độ thiệt hại
- Tính giá trị của các tài sản sở hữu trí tuệ để thanh lý trong trường hợp doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản
- Làm báo cáo tài chính và thuế
Một số phương pháp định giá tài sản sở hữu trí tuệ
Phương pháp dựa trên chi phí:
Phương pháp này tập trung vào chi phí thực sự đã bỏ ra để phát triển một tài sản trí tuệ. Các chi phí này bao gồm các chi phí trực tiếp, như chi phí nguyên vật liệu, thiết bị, nhân công, … Các chi phí tích lũy này có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị kinh tế của các quyền SHTT. Ngoài các chi phí trực tiếp, chi phí cơ hội cũng cần được xem xét. Các chi phí này được dùng để chỉ chi phí phát triển một tài sản trí tuệ giống hệt hoặc tương tự (lần lượt đã biết là”Phương pháp chi phí tái sản xuất” và “Phương pháp chi phí thay thế”), thông qua R&D nội bộ hoặc bằng cách mua các quyền thông qua thỏa thuận cấp phép từ các bên thứ ba.
Phương pháp dựa trên thị trường:
Phương pháp này dựa trên việc phân tích các giao dịch thị trường tương tự liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ có thể so sánh được. Ví dụ, giá trị của bằng độc quyền sáng chế cấp cho một chế phẩm chống vi rút có thể được xác định bằng cách xem xét thỏa thuận cấp phép trước cho phép sử dụng thuốc kháng retrovirus tương đương. Do nội dung của TSTT rất thường xuyên được định giá là duy nhất, việc phân tích và so sánh về bản chất là một sự gần đúng có tính đến tiện ích của quyền sở hữu trí tuệ được đề cập, các đặc điểm công nghệ của nó, nhận thức của thị trường về tài sản và dòng tiền dự kiến của nó.
Phương pháp dựa trên thu nhập:
Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên nhất đối với việc định giá TSTT. Xét cho cùng, việc đánh giá giá trị của quyền SHTT có nghĩa là đánh giá khả năng của một tài sản trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra một dòng tiền dương và thu nhập trong tương lai. Đây cũng được gọi là giá trị “nội tại” của TSTT. Nói cách khác, phương pháp thu nhập nhằm mục đích đánh giá giá trị của TSTT trên cơ sở thu nhập kinh tế mà nó dự kiến sẽ tạo ra, được điều chỉnh theo giá trị hiện tại của nó.
Thời điểm định giá tài sản SHTT
Ngoài ra thời điểm tiến hành định giá tài sản SHTT cũng rất quan trọng. Ví dụ: quyền SHTT đối với một sáng chế có thể được định giá cao hơn nếu thời hạn chuyển nhượng hoặc li-xăng sáng chế đó không trùng với thời điểm giới thiệu một công nghệ bổ sung hoặc công nghệ thay thế có hiệu quả hơn trên thị trường.
Như vậy rõ ràng để biết được giá trị thật của một đối tượng quyền SHTT cụ thể là không dễ dàng. Các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau và lựa chọn thời điểm định giá để có lợi nhất cho họ.
Đối với Việt Nam, hiện nay việc định giá về tài sản SHTT còn đang thiếu các quy định của pháp luật và thực tiễn. Điều này dẫn tới các doanh nghiệp thường rất lúng túng khi định giá các tài sản, đôi khi việc định giá sai, thấp hơn so với giá trị thực tế đã đem lại những hậu quả đáng tiếc cho các doanh nghiệp. Hy vọng trong thời gian tới, việc định giá sẽ được các doanh nghiệp quan tâm hơn.
Dịch vụ tư vấn các vấn đề liên quan tới sở hữu trí tuệ của OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong việc tư vấn các vấn đề liên quan tới sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới các nhà đầu tư dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận