Hợp đồng tín dụng là hợp đồng tương đối phổ biến hiện nay, trong đó có một bên tổ chức tín dụng. giá trị của loại hợp đồng này thường rất lớn nên dễ phát sinh tranh chấp. Vậy phải giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng như thế nào nếu nó phát sinh? Cùng OTIS LAWYERS tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lí
Luật các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi, bổ sung 2017
Luật trọng tài thương mại 2010
Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Tranh chấp hợp đồng tín dụng là gì?
Hợp đồng tín dụng (HĐTD) chính là hợp đồng vay tài sản, theo đó tổ chức tín dụng là bên cho vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Tranh chấp HĐTD là những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh từ quyền và nghĩa vụ trong HĐTD giữa các bên cho vay là tổ chức tín dụng và bên vay. Đó là những tranh chấp về việc giải ngân, nợ lãi, lãi xuất, xử lý tài sản thế chấp.
Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng tín dụng
Giá trị của tranh chấp HĐTD ngân hàng có giá trị lớn hoặc rất lớn.
Tranh chấp HĐTD ngân hàng được giải quyết dựa trên nguyên tắc tự do thỏa thuận trong khuôn khổ pháp luật của các bên tham gia tranh chấp.
Tranh chấp HĐTD luôn có sự tham gia của một bên là TCTD. Phần lớn các tranh chấp HĐTD thì nguyên đơn là tổ chức tín dụng cho vay, bị đơn là bên đi vay.
Đa phần các tranh chấp liên quan đến HĐTD ngân hàng chính là các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn, lãi của bên vay cho TCTD, về mức lãi suất vay, về vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong HĐTD.
Tranh chấp HĐTD ngân hàng thường là tiền đề làm phát sinh và gắn liền với một quan hệ hợp đồng khác: hợp đồng bảo đảm tiền vay thông qua hình thức cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba
Tranh chấp HĐTD phát sinh từ sự xung đột về lợi ích giữa các bên tham gia tranh chấp.
Các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng
Có nhiều dạng tranh chấp HĐTD như:
- Tranh chấp về hành vi vi phạm nghĩa vụ của một hoặc các bên trong hợp đồng;
- Tranh chấp về việc thực hiện biện pháp bảo đảm đối với hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản;
- Tranh chấp về chủ thể xác lập, thực hiện hợp đồng;
- Tranh chấp về định giá, xử lý tài sản bảo đảm đối với những hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản và tranh chấp về pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
Pháp luật hiện hành quy định các phương thức giải quyết cụ thể như: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án.
Giải quyết bằng thương lượng
Khi phát sinh tranh chấp, các bên có thể tiến hành thương lượng, bàn bạc để đưa ra cách giải quyết tốt nhất. Các bên có thể ghi lại biên bản cuộc họp có sự công chứng của công chứng viên hoặc lập vi bằng thừa phát lại để làm cơ sở chứng minh.
Giải quyết bằng trọng tài
Theo quy định tại Điều 2 về “Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài”, Luật Trọng tài thương mại năm 2010:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Tranh chấp HĐTD được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp ( theo quy định tại khoản 1, Điều 5 về “Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài”, Luật Trọng tài thương mại năm 2010).
Nếu HĐTD có tài sản bảo đảm của bên thứ ba, thì chỉ giải quyết được bằng Trọng tài. Khi tất cả các bên có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
Giải quyết bằng Tòa án
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp HĐTD theo quy định tại điểm a và b, khoản 1, Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện. Trừ trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Thủ tục giải quyết tranh chấp HĐTD tại tòa án gồm giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án, hoà giải và chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Việc giải quyết các tranh chấp phát sinh HĐTD của tòa án đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giữ gìn an toàn xã hội và đặc biệt là góp phần đưa đất nước phát triển đi lên.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về tranh chấp hợp đồng tín dụng. Chúng tôi hi vọng bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho độc giả khi muốn tìm hiểu về HĐTD.
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận