• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
    • Tư vấn Luật Đầu tư
    • Giấy phép lao động, thẻ tạm trú, visa, giấy phép con
    • Kế toán -Thuế doanh nghiệp
    • Tư vấn Luật Dân sự
    • Tư vấn Luật Đất đai, Nhà ở
    • Tư vấn Luật Hôn nhân và Gia đình
    • Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn Pháp lý cho Doanh nghiệp
    • Tư vấn Luật Hình sự
    • Tư vấn Luật Lao động - Bảo hiểm
  • Nhân Sự
  • Tin tức
  • Khách hàng
    • Câu chuyện khách hàng
    • Tư vấn tình huống
  • Liên hệ
  • Tiếng ViệtTiếng Việt
  • EnglishEnglish
  • KoreanKorean
  • ChinaChinese
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ+
    • Tư vấn Luật Đầu tư
    • Giấy phép lao động, thẻ tạm trú, visa, giấy phép con
    • Kế toán -Thuế doanh nghiệp
    • Tư vấn Luật Dân sự
    • Tư vấn Luật Đất đai, Nhà ở
    • Tư vấn Luật Hôn nhân và Gia đình
    • Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn Pháp lý cho Doanh nghiệp
    • Tư vấn Luật Hình sự
    • Tư vấn Luật Lao động - Bảo hiểm
  • Nhân Sự
  • Tin tức
  • Khách hàng+
    • Câu chuyện khách hàng
    • Tư vấn tình huống
  • Liên hệ
Tiếng ViệtEnglishKoreanChina
  1. Trang chủ
  2. Dịch vụ
  3. ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ - NHỮNG QUY CHẾ PHÁP LÝ CẦN PHẢI BIẾT

ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ - NHỮNG QUY CHẾ PHÁP LÝ CẦN PHẢI BIẾT

-
Tóm tắt nội dung:

Quá trình tạo ra một sáng chế không hề ngắn và cũng không hề dễ dàng. Vậy nên đăng ký bảo hộ sáng chế là hành động cần thiết để bảo vệ thành quả lao động của bản thân khỏi những hành vi gian dối, sử dụng sáng chế bất hợp pháp. Dưới đây, OTIS LAWYERS xin chia sẻ các nội dung pháp lý cần hiểu rõ về đăng ký sáng chế theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

Cơ sở pháp lí:

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019

Sáng chế là gì

Khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2019 quy định: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”

Quyền đăng ký sáng chế

Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế

Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;

Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định sau:  Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.

Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

Người có quyền đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

Tại sao cần đăng ký sáng chế ?

Việc tạo ra một sáng chế không hề đơn giản, nó đòi hỏi phải có sự đầu tư về  thời gian, công sức, tiền bạc và hơn hết là sự nỗ lực kiên trì. Đương nhiên thành quả thu được có giá trị rất lớn, cho nên nếu như sáng chế không được bảo hộ, thì rất dễ bị đánh cắp. Vậy nên sau khi tác giả sáng tạo sáng chế thành công, cần đăng ký bảo hộ sáng chế ngay để tránh sự đánh cắp của chủ thể khác.

Việc đăng ký độc quyền sáng chế đem lại rất nhiều lợi ích cho chủ sở hữu sáng chế như: thu được lợi nhuận từ việc khai thác sử dụng sáng chế, nâng cao năng suất, tiết kiệm nhiên liệu, tăng sản lượng....đặc biệt là được pháp luật bảo hộ trước hành vi xâm phạm của các chủ thể khác.

Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế

Theo quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ, sáng chế có thể được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Để được bảo hộ, sáng chế phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

Có tính mới

Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật Sở hữu trí tuệ hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.

Quy định trên cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.

Có trình độ sáng tạo

Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài, trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Có khả năng áp dụng công nghiệp

Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế

OTIS LAWYERS xin liệt kê một số đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế theo quy định của pháp luật hiện này bao gồm:

dang-ky-sang-che.02.jpg
Đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế

Các chủ thể cần xem xét kĩ lưỡng để quá trình đăng ký được diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng.

Hồ sơ đăng ký

Bản mô tả sáng chế và yêu cầu bảo hộ sáng chế ( 2 bản – bao gồm cả hình vẽ nếu có)

2 tờ khai đăng ký sáng chế

2 bản tóm tắt sáng chế

Tài liệu xác nhận quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác

Tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (bản sao đơn (các đơn) đầu tiên có xác nhận của cơ quan nhận đơn, trừ đơn PCT

Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)

Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện)

Quy trình đăng ký sáng chế

Bước 1: Tra cứu sáng chế

Chủ thể muốn đăng ký sáng chế nên tra cứu sáng chế trước khi đăng ký. Việc này sẽ giúp chủ thể đăng ký đánh giá được khả năng đăng ký thành công khi xem xét sáng chế định đăng ký có bị trùng lặp với sáng chế của người khác hay không

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế

Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới:

Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Bước 4: Thẩm định đơn đăng ký sáng chế

Thẩm định hình thức đơn

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót; sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu; không có ý kiến phản đối; ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Thời hạn thẩm định hình thức: trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nộp đơn

Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tuỳ theo ngày nào muộn hơn;

Thẩm định nội dung đơn

+ Được tiến hành khi có yêu cầu thẩm định nội dung;
+ Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Thời hạn: Không quá 18 tháng kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Thời hạn:

Cấp văn bằng bảo hộ: trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí.

Công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ trên Công báo Sở hữu công nghiệp: 60 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Thời hạn bảo hộ

dang-ky-sang-che.03.jpg
Quy định về thời hạn bảo hộ đối với sáng chế

Nộp đơn xin hưởng quyền ưu tiên

Khoản 1 Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019 quy định như sau:

Người nộp đơn đăng ký sáng chế có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà CHXHCN Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thỏa thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam;

Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điểm a khoản này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác quy định tại điểm a khoản này;

Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;

Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên.

Dịch vụ đăng ký sáng chế của OTIS LAWYERS

Gói dịch vụ về vấn đề này của chúng tôi hiện nay bao gồm:

Tư vấn pháp luật về điều kiên, thủ tục đăng ký sáng chế

Tư vấn tra cứu sáng chế, đánh giá tính khả thi được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế

Soạn thảo hồ sơ đăng ký sáng chế để nộp tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Đại diện khách hàng đăng ký sáng chế

Đại diện khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký sáng chế.

Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong quá trình đăng ký sáng chế

Tư vấn, xử lí các tranh chấp phát sinh liên quan đến đơn đăng ký sáng chế.

doanh-nghiep-tu-nhan-la-gi-thanh-lap-doanh-nghiep-tu-nhan (1).jpg

Tự hào là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, OTIS LAWYERS rất hân hạnh đồng hành cùng khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được những thông tin nhanh chóng và kịp thời!

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park View, Số 3 đường Vũ Phạm Hàm, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected] 
Hotline: 0987748111 

Bình luận
Slide 1 of 2
Doanh nghiệp FDI
Thành lập doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI
Thành lập doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI
Thành lập doanh nghiệp FDI

Dịch vụ tư vấn

  • Tư vấn Pháp lý cho Doanh nghiệp
  • Tư vấn Luật Đầu tư
  • Kế toán - Thuế doanh nghiệp
  • Giấy phép lao động, thẻ tạm trú, VISA, giấy phép con...
  • Tư vấn Luật Dân sự
  • Tư vấn Luật hôn nhân và gia đình
  • Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ
  • Tư vấn Luật Đất đai, Nhà ở
  • Tư vấn Luật Hình sự
  • Tư vấn Luật Lao động - Bảo hiểm
  • Biểu mẫu các loại hợp đồng
  • Tài chính - Chứng khoán
.

Bài viết mới nhất

VỤ VIỆC HAI NGHỆ SĨ VIỆT NAM BỊ BẮT TẠI TÂY BAN NHA – GÓC NHÌN CỦA LUẬT SƯ
LÀM HỘ CHIẾU ONLINE: NÊN HAY KHÔNG NÊN? CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?
TRA CỨU GIẤY PHÉP KINH DOANH ONLINE: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
.
  • Số điện thoại
    098.7748.111
Công ty Luật TNHH OTIS và Cộng sự
  • 02422.151.888 - 0987.748.111
  • [email protected]
  • Địa chỉ:
    • Hà Nội : Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
    • TP.HCM: Tầng 9, Diamond Plaza, Số 34 Lê Duẩn, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
    • Bắc Ninh: Tầng 3, N120-121-122 HUD Trầu Cau, Lý Anh Tông, Võ Cường, TP. Bắc Ninh

Liên kết

  • Trang chủ
  • Dịch vụ
  • Giới thiệu
  • Team
  • Tin tức
  • Liên hệ

Hỗ trợ

  • Liên hệ chúng tôi
  • Những dịch vụ chuyên nghiệp

Follow us:

2022 © All rights reserved by OTISLawyers