Sau khi mở cửa kinh tế, đặc biệt là sau khi rất nhiều hợp đồng thương mại tự do ra đời, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới nhiều hình thức, trong đó có hình thức thành lập doanh nghiệp FDI. Dưới đây là câu chuyện thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam của anh Lee - một nhà đầu tư Hàn Quốc đã được luật sư của OTIS LAWYERS tư vấn và hỗ trợ tận tình.
Nguyện vọng đầu tư vào Việt Nam
Anh Lee chia sẻ: “Tôi muốn đầu tư vào thị trường tiềm năng tại Việt Nam. Theo như tôi được biết, Việt Nam có 4 hình thức đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài là đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; thực hiện dự án đầu tư; đầu tư theo hợp đồng BCC. Tôi không biết nên chọn hình thức nào vì tôi chỉ có một số vốn nhỏ và muốn tự kinh doanh, không cần thêm vốn góp của ai cả. Tôi liên hệ muốn nhờ luật sư tư vấn giúp tôi, để tôi có thể nhanh chóng kinh doanh tại thị trường Việt Nam.”
Tư vấn lựa chọn hình thức đầu tư
Theo như nguyện vọng của anh Lee, luật sư tư vấn cho anh lựa chọn hình thức công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên. Với loại hình công ty này, với tư cách là chủ sở hữu công ty, anh Lee có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Anh Lee chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ, vì vậy hạn chế được rất nhiều rủi ro trong quá trình kinh doanh. Đặc biệt là công ty cũng có thể huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu, nếu sau này muốn mở rộng quy mô về thành viên thì cũng có thể dễ dàng chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Sau khi nghe tư vấn của luật sư, anh Lee quyết định lựa chọn công ty trách nhiệm hữu hạn và ủy quyền luật sư thay anh thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam.
Đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
Căn cứ vào quy định tại Luật đầu tư 2020, Luật doanh nghiệp 2020 và các nghị định, thông tư liên quan về thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, thì để thành lập được công ty TNHH 1 thành viên của anh Lee, cần phải thực hiện hai thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Để thực hiện các thủ tục này, anh Lee cần cung cấp các giấy tờ sau:
- Bản sao công chứng hộ chiếu cả quyển;
- Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tương ứng với số vốn dự định thành lập công ty.
Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, luật sư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài theo thông tin anh Lee đã cung cấp. Sau khi nộp hồ sơ bản cứng, thì theo dõi tình hình xử lí hồ sơ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.
Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày kê khai trực tuyến, luật sư thay anh Lee nộp hồ sơ giấy (bản cứng) xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư. Với hồ sơ đầy đủ, cơ quan đăng ký đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khắc dấu pháp nhân
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, luật sư nộp hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư để cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế;
Thực hiện khắc con dấu công ty, đăng tải con dấu và công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà đầu tư nước ngoài cần góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, ngay sau khi thành lập công ty anh Lee cần tiến hành mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp. Luật sư hỗ trợ anh Lee mở tài khoản.
Hoàn thành các thủ tục sau thành lập công ty
Sau khi thành lập công ty, luật sư tiến hành các thủ tục đăng ký tài khoản, mua chữ số, nộp thuế môn bài, kê khai thuế môn bài, phát hành hóa đơn, kê khai thuế,….cho công ty của anh Lee.
Chỉ trong vòng 15 ngày, luật sư của OTIS LAWYER đã hoàn thành thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp cho công ty TNHH một thành viên của anh Lee. Anh Lee cần kí kết vào biên bản bàn giao tài liệu và nhận lại kết quả bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án (IRC) và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC) và các tài liệu mà phía khách hàng đã cung cấp trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ của công ty.
Mong rằng qua câu chuyện thành lập doanh nghiệp FDI của anh Lee, quý khách hàng sẽ thêm tin tưởng vào dịch vụ của OTIS LAWYERS. Hãy liên hệ với chúng tôi khi cần tư vấn và hỗ trợ.
>>> Xem thêm: Câu chuyện thành lập doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: K28 - Nhóm K, Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận