Tài sản bảo đảm thường xuất hiện trong các hợp đồng cho vay tiền. Tuy nhiên không phải ai khi viết giấy nợ, ký hợp đồng cho vay tiền cũng hiểu hết được giá trị và sự cần thiết của tài sản đảm bảo. Vì vậy trong bài viết này, OTIS LAWYERS sẽ chia sẻ tới bạn đọc về loại tài sản này!
Tài sản bảo đảm là gì?
Tài sản bảo đảm (TSBĐ) là các loại tài sản được sử dụng với mục đích làm bảo đảm cho một khoản vay hoặc là nghĩa vụ tài chính khác. Mục đích của các loại TSBĐ thường là để chắc chắn rằng người vay có thể trả nợ đúng hẹn. Và đáp ứng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính của mình.
TSBĐ là các tài sản được sử dụng với mục đích làm bảo đảm cho các khoản vay tài chính và các nghĩa vụ liên quan. Thuật ngữ này xuất hiện cũng giúp cho bên cho vay được bảo vệ về quyền lợi. Khi không thu hồi được nợ thì bên cho vay vẫn có thể thu hồi nợ nhờ vào các tài sản thế chấp của người vay. Và không phải tất cả các khoản vay đều yêu cầu có TSBĐ.
Trong trường hợp người vay không thể hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Thì các ngân hàng hoặc tổ chức cho vay đó có quyền thụ hưởng hoặc thanh lý TSBĐ để có thể thu hồi lại được số tiền cho vay. Việc sử dụng TSBĐ cũng sẽ có thể khác nhau tùy thuộc vào giá trị của khoản vay. Nội dung hợp đồng, các điều kiện và điều khoản sẽ được thống nhất giữa bên vay và bên cho vay.
Ví dụ về TSBĐ
Ví dụ trong các cuộc giao dịch tài chính. Khi xuất hiện hoạt động vay tiền của một người hoặc một tổ chức nào đó từ các ngân hàng, tổ chức tài chính. Người vay thường phải mang các loại tài sản khác như bất động sản, TS vật chất (như máy móc, xe) hoặc các tài sản tài chính (như chứng khoán, tiền gửi ngân hàng) để ấn định làm TSBĐ.
TSBĐ bao gồm những tài sản nào?
Theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì TSBĐ bao gồm:
- Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng. Hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm.
- Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu.
- Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ.
- Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
Xử lý tài sản bảo đảm
Các trường hợp xử lý TSBĐ
– Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện. Hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
– Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn. Do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
– Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Nguyên tắc xử lý TSBĐ
Pháp luật Việt Nam đã quy định cho bên nhận đảm bảo xử lý TSBĐ để đảm bảo quyền lợi của mình. Tuy nhiên các bên vẫn phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Bên nhận bảo đảm sẽ được xử lý tài sản của bên bảo đảm. Nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó mà bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ. Hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Nhưng vẫn cần phân biệt giữa trường hợp bên bảo đảm chính là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm với trưởng hợp bên bảo đảm là người thứ ba cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Căn cứ này xuất hiện trong trường hợp giao dịch bảo đảm được xác lập giữa các bên để bảo đảm cho việc thực hiện một hợp đồng. Và bên có nghĩa vụ trong hợp đồng này lại vi phạm sự thoả thuận trong hợp đồng đó. Theo đó, bên bị vi phạm hợp đồng (đồng thời là bên nhận bảo đảm) đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Và yêu cầu bên vi phạm hợp đồng thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng đó.
Pháp luật quy định TSBĐ phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
Theo căn cứ này thì khi TSBĐ phải xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Thì bên nhận bảo đảm được hưởng quyền ưu tiên thanh toán nợ vay từ số tiền thu được từ việc xử lý TSBĐ. Theo nguyên tắc ưu tiên thanh toán trong xử lý TSBĐ đã được pháp luật về giao dịch bảo đảm quy định.
Việc xử lý TSBĐ được thực hiện theo thỏa thuận của các bên.
Trong trường hợp TS được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý TS đó được thực hiện theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận đảm bảo. (Thỏa thuận này có thể được xác định trong hợp đồng bảo đảm, có thể do hai bên thỏa thuận trước khi xử lý tài sản). Nếu không có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Một tài sản có thể đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ không?
Theo Điều 296 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về một TS có thể đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ như sau:
- Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. Nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
- Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ. Thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau khi biết về việc TSBĐ đang được dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.
- Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn. Thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn. Và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản.
Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản. Nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.
Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn. Thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.
Như vậy, nếu giá trị TSBĐ lớn hơn tổng giá trị các khoản nợ phải trả. Thì có thể sử dụng tài sản đó để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ. Đồng thời, có trách nhiệm báo với cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc TSBĐ đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự của OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong việc tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự. Đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới các nhà đầu tư dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận