• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ tư vấn Luật Đầu tư
    • Giấy phép lao động, thẻ tạm trú, visa, giấy phép con
    • Kế toán -Thuế doanh nghiệp
    • Tư vấn Luật Dân sự
    • Tư vấn Luật Đất đai, Nhà ở
    • Tư vấn Luật Hôn nhân và Gia đình
    • Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn Pháp lý cho Doanh nghiệp
    • Tư vấn Luật Hình sự
    • Tư vấn Luật Lao động - Bảo hiểm
  • Nhân Sự
  • Tin tức
  • Khách hàng
    • Câu chuyện khách hàng
    • Tư vấn tình huống
  • Liên hệ
  • Tiếng ViệtTiếng Việt
  • EnglishEnglish
  • KoreanKorean
  • ChinaChinese
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ+
    • Dịch vụ tư vấn Luật Đầu tư
    • Giấy phép lao động, thẻ tạm trú, visa, giấy phép con
    • Kế toán -Thuế doanh nghiệp
    • Tư vấn Luật Dân sự
    • Tư vấn Luật Đất đai, Nhà ở
    • Tư vấn Luật Hôn nhân và Gia đình
    • Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn Pháp lý cho Doanh nghiệp
    • Tư vấn Luật Hình sự
    • Tư vấn Luật Lao động - Bảo hiểm
  • Nhân Sự
  • Tin tức
  • Khách hàng+
    • Câu chuyện khách hàng
    • Tư vấn tình huống
  • Liên hệ
Tiếng ViệtEnglishKoreanChina
  1. Trang chủ
  2. Dịch vụ
  3. SO SÁNH GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

SO SÁNH GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

-
Tóm tắt nội dung:

Giải thể và phá sản doanh nghiệp đều dẫn đến hệ quả pháp lý  là doanh nghiệp không còn tồn tại nữa. Hiện nay, rất nhiều người cho rằng giải thể doanh nghiệp chính là phá sản doanh nghiệp. Đây là một nhận định sai lầm. Trong bài viết dưới đây, OTIS LAWYERS sẽ so sánh giải thể và phá sản doanh nghiệp, chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa hai thuật ngữ này.

Căn cứ pháp lý

Luật doanh nghiệp năm 2020

Luật phá sản năm 2014

So sánh giải thể và phá sản doanh nghiệp

giai-the-va-pha-san-doanh-nghiep-khac-nhau-the-nao (1).jpg
Giải thể và phá sản doanh nghiệp hoàn toàn khác nhau

Điểm giống nhau giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp 

  • Đều dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp
  • Đều bị thu hồi con dấu và Giấy chứng nhận doanh nghiệp
  • Đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản

Điểm khác nhau giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp

Tiêu chíGiải thể doanh nghiệp Phá sản doanh nghiệp 
Căn cứ pháp lý Luật Doanh nghiệp 2020Luật Phá sản 2014
Trường hợp bị giải thể hoặc phá sản

Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020 quy định các trường hợp giải thể doanh nghiệp như sau:

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  • Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Theo quy định tại Luật phá sản năm 2014, doanh nghiệp được công nhận là phá sản khi đồng thời thỏa mãn hai điều kiện:

  • Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ, tức là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
  • Doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.
Người có quyền nộp đơn yêu cầu.
  • Chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.
  • Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
  • Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH.
  • Tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
  • Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần
  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã 
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng
  • Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã 
Loại thủ tụcLà một thủ tục hành chính do người có thẩm quyền trong doanh nghiệp tiến hành làm việc với Cơ quan đăng ký kinh doanhLà một thủ tục tư pháp do Tòa án có thẩm quyền quyết định sau khi nhận được đơn yêu cầu hợp lệ
Thứ tự thanh toán tài sản

Thứ tự thanh toán khi giải thể doanh nghiệp như sau:

  • Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.
  • Nợ thuế.
  • Các khoản nợ khác.
  • Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí, phần tài sản còn lại sẽ chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

Thứ tự thanh toán chi phí phá sản như sau:

  • Chi phí phá sản.
  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết.
  • Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
  • Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
  • Sau khi đã thanh toán hết các khoản trên mà vẫn còn tài sản thì phần còn lại này thuộc về: chủ doanh nghiệp tư nhân; chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần; thành viên của công ty hợp danh.
  • Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Trình tự, thủ tục

Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp trừ trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được tiến hành như sau:

Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp.

  • Tiến hành tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp.
  • Thông báo công khai quyết định giải thể doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp tiến hành thanh toán các khoản nợ và phân chia phần tài sản còn lại theo quy định.
  • Nộp hồ sơ giải thể.
  • Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trình tự, thủ tục phá sản của doanh nghiệp được tiến hành như sau:

  • Nộp đơn cho Tòa án yêu cầu mở thủ tục phá sản.
  • Tòa án xem xét và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
  • Tòa án mở thủ tục phá sản đối với những trường hợp đã đáp ứng đủ điều kiện mở thủ tục phá sản.
  • Triệu tập hội nghị chủ nợ.
  • Phục hồi doanh nghiệp.
  • Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
Hậu quả pháp lýDoanh nghiệp bị giải thể chấm dứt sự tồn tạiDoanh nghiệp có thể bị mua lại toàn bộ doanh nghiệp và vẫn có thể tiếp tục hoạt động.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về giải thể và phá sản doanh nghiệp. Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích  và giúp bạn hiểu sâu hơn về doanh nghiệp, giúp ích cho bạn trong hành trình kinh doanh của mình. 

Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp của OTIS LAWYERS              

OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp. Với đội ngũ luật sư tư vấn doanh nghiệp chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm. Cùng với sự tận tâm với khách hàng của toàn thể đội ngũ OTIS LAWERS. Chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới các nhà đầu tư dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý. Và đương nhiên thời gian hoàn thành thủ tục cũng sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành sớm nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối . Bên cạnh đó lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

co-nhung-nguyen-tac-giai-quyet-tranh-chap-dat-dai-nao (2).jpg

Đừng ngần ngại mà hãy nhấc máy ngay và liên hệ ngay với OTIS LAWYERS nếu bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp hay có bất kì thắc mắc và vấn đề cần hỗ trợ.

>>> Xem thêm: Quy định về giải thể doanh nghiệp

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park View, Số 3 đường Vũ Phạm Hàm, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: info@otislawyers.vn 
Hotline: 0987748111 

Bình luận
Slide 1 of 2
Doanh nghiệp FDI
Thành lập doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI
Thành lập doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI
Thành lập doanh nghiệp FDI

Dịch vụ tư vấn

  • Tư vấn Pháp lý cho Doanh nghiệp
  • Tư vấn Luật Đầu tư
  • Kế toán - Thuế doanh nghiệp
  • Giấy phép lao động, thẻ tạm trú, VISA, giấy phép con...
  • Tư vấn Luật Dân sự
  • Tư vấn Luật hôn nhân và gia đình
  • Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ
  • Tư vấn Luật Đất đai, Nhà ở
  • Tư vấn Luật Hình sự
  • Tư vấn Luật Lao động - Bảo hiểm
  • Biểu mẫu các loại hợp đồng
  • Tài chính - Chứng khoán
  • Chia sẻ kiến thức pháp lý
.

Bài viết mới nhất

VỤ VIỆC HAI NGHỆ SĨ VIỆT NAM BỊ BẮT TẠI TÂY BAN NHA – GÓC NHÌN CỦA LUẬT SƯ
LÀM HỘ CHIẾU ONLINE: NÊN HAY KHÔNG NÊN? CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?
Luật sư hỗ trợ đăng ký giấy phép kinh doanh: hướng dẫn tra cứu GPKD
.
  • Số điện thoại
    098.7748.111
Công ty Luật TNHH OTIS và Cộng sự
  • 02422.151.888 - 0987.748.111
  • info@otislawyers.vn
  • Địa chỉ:
    • Hà Nội : Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
    • TP.HCM: Tầng 9, Diamond Plaza, Số 34 Lê Duẩn, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
    • Bắc Ninh: Tầng 3, N120-121-122 HUD Trầu Cau, Lý Anh Tông, Võ Cường, TP. Bắc Ninh

Liên kết

  • Trang chủ
  • Dịch vụ
  • Giới thiệu
  • Team
  • Tin tức
  • Liên hệ

Hỗ trợ

  • Liên hệ chúng tôi
  • Những dịch vụ chuyên nghiệp

Follow us:

2022 © All rights reserved by OTISLawyers