Tác phẩm điện ảnh là một trong những tác phẩm nghệ thuật được đầu tư kỹ lưỡng và ngày càng được quan tâm và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Đồng thời, các vấn đề về bản quyền và những tranh chấp xung quanh vấn đề quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh diễn ra ngày một nhiều. Vậy tác giả có những quyền gì đối với tác phẩm điện ảnh? Cùng OTISLAWYERS tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Cơ sở pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022
Luật Điện ảnh
Nghị định 17/2023/NĐ-CP
Nghị định 22/2018/NĐ-CP
Tác phẩm điện ảnh là gì?
Tác phẩm điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được biểu hiện bằng hình ảnh động kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh.(khoản 2 Điều 4 Luật Điện ảnh)
Ngoài ra tác phẩm điện ảnh được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 22/2018/NĐ-CP: Tác phẩm điện ảnh là tác phẩm được thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.
Ai được coi là tác giả của tác phẩm điện ảnh?
Những chủ thể được coi là tác giả của tác phẩm điện ảnh gồm:
- Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim;
- Người sáng tác âm nhạc;
- Người thiết kế mỹ thuật;
- Người thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo;
- Người làm các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh.
…
Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh
Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh là quyền của các tổ chức, cá nhân là tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm điện ảnh. Theo quy định tại Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, các chủ thể liên quan đến tác phẩm điện ảnh được bảo hộ các quyền tác giả khác nhau. Cụ thể:
Thứ nhất, người làm công việc đạo diễn, biên kịch có các quyền sau:
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;
- Được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Thứ hai, những người làm công việc quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh được hưởng các quyền:
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;
- Được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Trường hợp bắt buộc do cách thức sử dụng tác phẩm điện ảnh thì có thể không nêu tên toàn bộ diễn viên điện ảnh và người thực hiện các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ.
Thứ ba, tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh được hưởng các quyền sau:
- Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
- Quyền tài sản theo khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác bằng văn bản;
Những chủ thể là tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm phải có nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác theo thỏa thuận với các chủ thể sau:
Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh;
Thứ tư, về việc đặt tên, sửa đổi tác phẩm điện ảnh:
Các tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh có thể thỏa thuận với đạo diễn, biên kịch về việc đặt tên, sửa đổi tác phẩm.
Biên kịch, đạo diễn không được lợi dụng quyền nhân thân của mình ngăn cản việc đặt tên, sửa đổi tác phẩm phù hợp với các điều kiện về sáng tạo, khai thác, sử dụng tác phẩm điện ảnh.
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với kịch bản, tác phẩm âm nhạc được sử dụng trong tác phẩm điện ảnh chỉ có thể cấm hành vi xuyên tạc kịch bản, tác phẩm âm nhạc hoặc sửa đổi, cắt xén kịch bản, tác phẩm âm nhạc gây phương hại đến danh dự, uy tín của họ.
Thứ năm, Trường hợp kịch bản, tác phẩm âm nhạc trong tác phẩm điện ảnh được sử dụng độc lập thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của kịch bản, tác phẩm âm nhạc được hưởng quyền tác giả một cách độc lập đối với kịch bản, tác phẩm âm nhạc đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác bằng văn bản
Thứ sáu, quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn.
Trên đây là tư vấn của OTISLAWYERS về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ mới nhất 2023. Hi vọng bài viết là nguồn tham khảo hữu ích cho quý bạn đọc!
>>>Xem thêm: Quyền tác giả: Những quy định pháp luật mà ai cũng phải biết
Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn sở hữu trí tuệ. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận