Ai có quyền sở hữu tác phẩm? Đây là một câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng để có câu trả lời đúng quy định pháp luật hiện hành không phải dễ dàng. Có phải chỉ có tác giả mới được sở hữu tác phẩm? Cùng OTISLAWYERS tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Cơ sở pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022
Tác phẩm là gì?
Tác phẩm (TP) là sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới hình thức và bằng phương tiện nào đó, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào bất kì thủ tục nào
Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các loại hình TP được bảo hộ quyền tác giả gồm:
Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
Tác phẩm báo chí;
Tác phẩm âm nhạc;
Tác phẩm sân khấu;
Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng;
Tác phẩm nhiếp ảnh;
Tác phẩm kiến trúc;
Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Lưu ý, những loại hình TP này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Ai có quyền sở hữu tác phẩm?
Người sở hữu quyền tác giả (TP) là cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ một phần, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản liên quan đến tác phẩm, dù họ có là người trực tiếp tạo ra TP đó hay không.
Người sở hữu tác phẩm là tác giả
Khi tác giả sáng tạo ra một TP bằng việc sử dụng thời gian, tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật của bản thân mà không phải thực hiện theo nhiệm vụ hoặc hợp đồng giao việc, họ cũng được công nhận là chủ sở hữu quyền tác giả của TP đó. Trong trường hợp này, tất cả quyền nhân thân và quyền tài sản đến từ TP sẽ thuộc về tác giả.
Người sở hữu tác phẩm là đồng tác giả
Khi TP được tạo ra bởi nhiều người cùng sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật của mình, họ được coi là đồng tác giả và cũng là đồng chủ sở hữu TP đó. Trong trường hợp này, họ là các chủ sở hữu liên đới đối với TP được tạo ra. Các đồng chủ sở hữu TP sẽ cùng chia sẻ các quyền nhân thân và quyền tài sản liên quan đến TP.
Người sở hữu tác phẩm là cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả tạo ra tác phẩm
Trong trường hợp tác giả tạo ra TP theo nhiệm vụ chuyên môn do cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc giao, tác giả chỉ được hưởng các quyền nhân thân đối với TP theo khoản 3 Điều 740 Bộ luật dân sự. Người sở hữu quyền tài sản liên quan đến TP là cơ quan, tổ chức đã giao nhiệm vụ cho tác giả.
Người sở hữu tác phẩm là người thừa kế
Cá nhân hoặc tổ chức được thừa kế quyền tác giả theo quy định pháp luật về thừa kế sẽ là chủ sở hữu các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm, cũng như cho phép người khác công bố tác phẩm.
Người sở hữu tác phẩm là người được chuyển nhượng quyền
Tổ chức hoặc cá nhân được chuyển nhượng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản và quyền công bố TP, hoặc cho phép người khác công bố TP theo thỏa thuận trong hợp đồng, được coi là chủ sở hữu quyền tác giả.
Tổ chức hoặc cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh sẽ được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả được xác định.
Nhà nước là chủ sở hữu tác phẩm
Nhà nước được công nhận là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các TP sau:
TP khuyết danh, ngoại trừ trường hợp có tổ chức, cá nhân đang quản lý TP khuyết danh;
TP còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả qua đời không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;
TP được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.
Chủ sở hữu tác phẩm với tác giả có phải là một?
“Chủ sở hữu TP”, còn được gọi là “Chủ sở hữu quyền tác giả”, là cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các “quyền tài sản” liên quan đến tác phẩm được thừa nhận.
Chủ sở hữu TP có thể đồng thời là tác giả của TP hoặc không phải là tác giả của TP đó.
Chủ sở hữu TP đồng thời là tác giả của tác phẩm nếu tác giả của tác phẩm đó sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm mà không phải thực hiện theo nhiệm vụ hoặc theo hợp đồng giao việc. Ngoài ra, đối với trường hợp tác phẩm do nhiều người sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật của mình để cùng tạo ra tác phẩm đó thì họ đều cùng là đồng tác giả và đồng thời là chủ sở hữu của tác phẩm đó. Trong trường hợp này, đối với tác phẩm được tạo ra, họ là các chủ sở hữu hợp nhất.
Dịch vụ tư vấn luật sở hữu trí tuệ của OTISLAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn sở hữu trí tuệ. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận