Doanh nghiệp FDI có nghĩa vụ nộp các loại báo cáo thường xuyên. Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp không tuân thủ nghĩa vụ này vì nhiều lý do như không nắm rõ quy định pháp luật hoặc cho rằng cơ quan nhà nước không kiểm tra. Điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp FDI phải chịu xử phạt hành chính và gặp một số khó khăn, rủi ro khác. Trong bài viết này, OTIS LAWYERS sẽ cung cấp tới bạn những báo cáo mà doanh nghiệp FDI cần nộp trong năm 2025.
Các loại báo cáo mà doanh nghiệp FDI cần nộp
- Báo cáo hoạt động đầu tư của doanh nghiệp FDI
- Báo cáo đầu tư định kỳ hàng quý
- Báo cáo đầu tư định kỳ năm
- Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ trong 06 tháng
- Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ năm
- Báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng
- Báo cáo tài chính doanh nghiệp FDI
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động
Tại sao doanh nghiệp FDI cần nộp các báo cáo thường xuyên?
Việc tuân thủ nghĩa vụ nộp đầy đủ các báo cáo của doanh nghiệp FDI là điều kiện tiên quyết để được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép đầu tư chấp thuận sửa đổi IRC (giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) khi doanh nghiệp FDI muốn thay đổi một số nội dung quan trọng như tăng hoặc giảm vốn, gia hạn IRC hay bổ sung ngành nghề, thay đổi địa chỉ trụ sở công ty…
Bên cạnh đó, thực hiện báo cáo thường xuyên là yếu tố then chốt để đảm bảo sự minh bạch và công khai. Điều này giúp nhà đầu tư nước ngoài có cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong trường hợp phát sinh tranh chấp và các rủi ro pháp lý khác. Sự minh bạch không chỉ nâng cao tính chuyên nghiệp mà còn giảm thiểu nguy cơ bị nghi ngờ có các hoạt động tài chính không rõ ràng; giúp doanh nghiệp kinh doanh ổn định và phát triển lâu dài.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp FDI không thực hiện đầy đủ việc nộp các báo cáo có thể bị cơ quan nhà nước xử lý vi phạm với mức phạt không nhỏ. Chúng tôi sẽ làm rõ các quy định về mức xử phạt đối với doanh nghiệp FDI chậm nộp/không nộp báo cáo ở các mục sau.
>>>Xem thêm: Các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Các loại báo cáo cần phải nộp đối với doanh nghiệp FDI trong năm 2025?
Doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Investment) là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Năm 2025, các loại báo cáo cần phải nộp đối với doanh nghiệp FDI, bao gồm:
Loại báo cáo | Thời gian nộp | Nội dung |
Báo cáo hoạt động đầu tư Hằng quý, hằng năm doanh nghiệp FDI thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn về tình hình thực hiện dự án đầu tư (Quy định tại Điều 72 Luật Đầu tư 2020) | Báo cáo quý được thực hiện trước ngày 10 của tháng đầu quý sau quý báo cáo Báo cáo năm được thực hiện trước ngày 31/3 năm sau của năm báo cáo. (Điều 102 Nghị định 31/2021/NĐ-CP) | [1] Báo cáo hằng năm gồm các nội dung: - Chỉ tiêu của báo cáo quý và chỉ tiêu về lợi nhuận - Thu nhập của người lao động - Các khoản chi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xử lý và bảo vệ môi trường, nguồn gốc công nghệ sử dụng. [2] Báo cáo quý gồm các nội dung: - Vốn đầu tư thực hiện - Doanh thu thuần - Xuất khẩu, nhập khẩu - Lao động - Thuế và các khoản nộp ngân sách - Tình hình sử dụng đất, mặt nước |
Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư (Quy định tại khoản 4 Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP) | - Gửi báo cáo 6 tháng trước ngày 10/7 của năm báo cáo - Gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10/02 năm sau - Gửi báo cáo trước khi trình điều chỉnh chương trình dự án (Quy định tại điểm a khoản 11 Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP) | - Báo cáo giám sát, đánh giá định ký: 6 tháng và cả năm - Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh chương trình, dự án - Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án - Báo cáo đánh giá chương trình, dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện - Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hàng năm các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý. |
Báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng | Trước ngày 31 tháng 01, doanh nghiệp FDI có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (Quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 09/2018/NĐ-CP) | Báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, hoạt động của cơ sở bán lẻ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. |
Báo cáo tài chính | Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày (Quy định tại điểm a khoản 2 Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC) | |
Báo cáo tình hình sử dụng lao động (Quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP) | - Định kỳ 06 tháng thì nộp báo cáo trước ngày 05 tháng 6 - Hằng năm thì thời gian nộp trước ngày 05 tháng 12 |
Lưu ý: Các loại báo cáo về giám sát đánh giá đầu tư được áp dụng đối với những dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Luật Đầu tư công 2024, Luật Xây dựng 2014; dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư 2020 theo phương thức đối tác công tư; dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư 2020.
Ngoài ra, nhà đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác lập và gửi cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư các loại báo cáo sau:
- Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm
- Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án
- Báo cáo đánh giá kết thúc (nếu có)
Xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp không tuân thủ nghĩa vụ nộp báo cáo
Đối với hành vi chậm nộp/ không nộp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư, khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 15. Vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- a) Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định;
- b) Không thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- a) Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư hoặc báo cáo không đúng thời hạn theo quy định;
- b) Báo cáo không trung thực, không chính xác về hoạt động đầu tư;
- c) Không gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt văn phòng điều hành trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC;
- d) Không gửi thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư;
đ) Không thông báo hoặc không gửi quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động dự án đầu tư đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư.
…”
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp FDI không thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ nộp các loại báo cáo có thể bị xử phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
>>>Xem thêm: Rủi ro khi nhờ người Việt Nam đứng tên công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Dịch vụ tư vấn pháp luật đầu tư của OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn đầu tư và thực hiện các thủ tục xin giấy phép đầu tư, điều chỉnh, thay đổi, gia hạn Giấy Chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới các nhà đầu tư dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: info@otislawyers.vn
Hotline: 0987748111
Bình luận