Xã hội hiện đại, ngày càng nhiều người lựa chọn chung sống như vợ chồng nhưng không kết hôn. Tuy nhiên, có những cặp đôi sau khi có con thì chia tay và một bên không muốn cấp dưỡng cho con. Việc này khiến người nuôi con chịu rất nhiều áp lực và đứa trẻ cũng không được lớn lên trong điều kiện tốt nhất. Vậy pháp luật quy định thế nào về việc không đăng ký kết hôn nhưng phải cấp dưỡng cho con? Cùng OTISLAWYERS tìm hiểu nhé!
Không kết hôn nhưng cha mẹ vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định (khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình)
Ngoài ra, khoản 1 điều 107 Luật hôn nhân gia đình quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
“Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.“
Như vậy, cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cái mà không cần căn cứ vào việc đã đăng ký kết hôn hay chưa. Vì vậy, đối với trường hợp cha mẹ; mặc dù không đăng ký kết hôn nhưng vẫn phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng; chăm sóc con cái đến khi đủ tuổi thành niên.
Trong đó, những người được cấp dưỡng là:
- Người chưa thành niên;
- Người đã thành niên mà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi sống bản thân;
- Người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của pháp luật.
Làm thế nào để yêu cầu cấp dưỡng cho con khi không đăng ký kết hôn
Để yêu cầu cấp dưỡng cho con khi các bên không phát sinh quan hệ hôn nhân; thì bên yêu cầu cấp dưỡng phải chứng minh được; quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng giữa đứa trẻ và người được yêu cầu cấp dưỡng. Vì vậy cần thực hiện thủ tục xác minh cha, mẹ, con trước khi yêu cầu cấp dưỡng.
Thủ tục xác định cha, mẹ con
Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ để xác định cha; mẹ con được quy định cụ thể tại Điều 25 Luật Hộ tịch năm 2014 gồm:
Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP)
- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con (Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP):
+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định trong nước hoặc nước ngoài xác định quan hệ cha con, mẹ con
+ Thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con
+ Văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng
Nộp hồ sơ
Khi đến thực hiện thủ tục, người yêu cầu phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Lưu ý, sau khi được công nhận là cha, mẹ con thì hoàn toàn có quyền yêu cầu cấp dưỡng cho con. Nếu người này trốn tránh nghĩa vụ; thì có thể khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để buộc người này phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con được nêu tại Điều 24 Luật Hộ tịch; là Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha; mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Riêng các trường hợp sau đây, thẩm quyền đăng ký nhận cha; mẹ, con là UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con:
- Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
- Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
- Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài;
- Giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.
Thời gian giải quyết
Theo khoản 2 Điều 25 Luật Hộ tịch; nếu nộp hồ sơ ở UBND cấp xã thì thời gian giải quyết là 03 ngày làm việc nhận đủ giấy tờ, không có tranh chấp; nhận thấy đúng là cha mẹ và con. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc
Nếu thuộc trường hợp có yếu tố nước ngoài; trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; công chức tư pháp sẽ xác minh, niêm yết việc nhận cha; mẹ, con tại trụ sở UBND cấp huyện trong thời gian 07 ngày.
Đồng thời gửi UBND cấp xã nơi thường trú của người được nhận cha; mẹ, con niêm yết trong 07 ngày.
Sau thời gian này, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ giải quyết việc đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Mức yêu cầu cấp dưỡng cho con khi không đăng ký kết hôn ?
Theo đó trường hợp yêu cầu cấp dưỡng cho con khi không đăng ký kết hôn được quy định cụ thể tại Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:
Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ; của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập; khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, mức cấp dưỡng được xác định theo thỏa thuận của người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó căn cứ vào:
- Thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.
Hiện nay, luật không ấn định một con số cụ thể cho mức cấp dưỡng mà đang thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Nếu các bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Không cấp dưỡng cho con có thể bị phạt đến 5 năm tù
Không chỉ có thể khởi kiện dân sự để yêu cầu người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện mà người nào không chịu cấp dưỡng còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt hành chính
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP, nếu người nào bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau sinh, không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm, vật chất với trẻ em thì có thể bị phạt từ 10 - 15 triệu đồng.
Lúc này, người vi phạm sẽ bị buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Không chỉ vậy, sau khi bị Tòa án buộc thực hiện việc cấp dưỡng mà còn cố tình không thực hiện, trốn tránh hoặc trì hoãn, không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận thì sẽ bị phạt từ 03 - 05 triệu đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Chịu trách nhiệm hình sự
Ngoài bị xử phạt hành chính, nếu việc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trong khả năng của mình làm con bị nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt hành chính thì có thể bị phạt theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm;
- Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Trên đây là tư vấn của OTISLAWYERS về việc không đăng ký kết hôn vẫn phải cấp dưỡng cho con. Hi vọng bài viết là nguồn tham khảo hữu ích cho vấn đề pháp lý của bạn.
Dịch vụ tư vấn hôn nhân gia đình của OTISLAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn Luật Hôn nhân gia đình. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận