• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
    • Tư Vấn Luật Đầu Tư
    • Giấy phép lao động, thẻ tạm trú, visa
    • Kế toán thuế doanh nghiệp
    • Giải quyết tranh chấp
    • Tư vấn luật đất đai, nhà ở
    • Tư vấn luật hôn nhân và gia đình
    • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp
  • Nhân Sự
  • Tin tức
  • Khách hàng
    • Thành lập doanh nghiệp
    • Giải quyết tranh chấp
    • Tư vấn đầu tư
  • Liên hệ
  • Tiếng ViệtTiếng Việt
  • EnglishEnglish
  • KoreanKorean
  • ChinaChinese
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ+
    • Tư Vấn Luật Đầu Tư
    • Giấy phép lao động, thẻ tạm trú, visa
    • Kế toán thuế doanh nghiệp
    • Giải quyết tranh chấp
    • Tư vấn luật đất đai, nhà ở
    • Tư vấn luật hôn nhân và gia đình
    • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp
  • Nhân Sự
  • Tin tức
  • Khách hàng+
    • Thành lập doanh nghiệp
    • Giải quyết tranh chấp
    • Tư vấn đầu tư
  • Liên hệ
Tiếng ViệtEnglishKoreanChina
  1. Trang chủ
  2. Dịch vụ
  3. GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO CÁC NHÀ HÀNG, QUÁN ĂN - DỊCH VỤ OTIS LAWYERS

GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO CÁC NHÀ HÀNG, QUÁN ĂN - DỊCH VỤ OTIS LAWYERS

-
Tóm tắt nội dung:

An toàn thực phẩm đang là vấn đề rất nóng trong xã hội hiện nay. Tình trạng các quán ăn không đảm bảo vệ sinh trong chế biến hay các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm bẩn để kiếm lời đã không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta. Tất nhiên đứng trước hiện trạng xấu này, Nhà nước không thể nắm mắt làm ngơ. Để can thiệp vào vấn đề này, Nhà nước ban hành quy định về Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy quy định này như thế nào, hãy cùng OTIS LAWYERS tìm hiểu trong bài viết này.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Luật an toàn thực phẩm năm 2010;
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
  • Nghị định 115/20218/NĐ – CP.

KHÁI NIỆM GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

       Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm tên đầy đủ là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (viết tắt là giấy chứng nhận VSANTP) là giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực phẩm, sản xuất thực phẩm, dịch vụ ăn uống để đảm bảo cơ sở đủ điều kiện VSATTP theo quy định của pháp luật. 

certificate-of-food-safety-and-hygiene-for-restaurants-and-diners-otis-lawyers-service (1).jpg
Ảnh minh họa

ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn 

  • Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
  • Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
  • Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
  • Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
  • Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
  • Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm 

  • Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
  • Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

      Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn về sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VSATTP

Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Nộp tại Bộ Công Thương

- Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:

+ Rượu: Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

+ Bia: Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

+ Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

+ Sữa chế biến: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

+ Dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;

+ Bánh kẹo: Từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;

+ Bột và tinh bột: Từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên.

- Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm (trừ chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật); cơ sở bán buôn thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Nộp tại Sở Công thương hoặc Bộ phận một cửa theo quy định của UBND tỉnh

- Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế thấp hơn

- Cơ sở kinh doanh thực phẩm của thương nhân bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố đó.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Khi nộp hồ sơ bộ phận tiếp nhận sẽ ghi vào sổ và đưa phiếu tiếp nhận hồ sơ (trong đó ghi rõ ngày hẹn trả kết quả hồ sơ).

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bước 3: Trả kết quả

Trong thời hạn 15 ngày từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cơ quan nhà nước phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý: Thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận VSATTP là 03 năm.

Trước khi giấy chứng nhận hết hạn, các cơ sở cần thực hiện thủ tục xin cấp lại nếu vẫn tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh.

 >>> Xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY

XỬ LÝ VI PHẠM KHI KHÔNG CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN VSANTP THẾ NÀO?

Căn cứ điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP về Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ có các mức xử phạt đối với hành vi không có giấy chứng nhận như sau:

TT

Hành vi vi phạm

Mức phạt tiền

Biện pháp khắc phục hậu quả

1

Kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Từ 20 - 30 triệu đồng

 

2

Sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp thứ tự 3.

Từ 30 - 40 triệu đồng

- Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản;

- Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.

3

Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình

Từ 40 - 60 triệu đồng

Nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà không có Giấy chứng nhận VSATTP thì sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật. Mức phạt từ cảnh cáo đến phạt hành chính theo các mức độ, trường hợp khác nhau nêu trên. Thậm chí có thể bị đóng cửa cơ sở và phải chịu một số hình phạt bổ sung như: tịch thu giấy tờ không hợp lệ. 

Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của OTIS LAWYERS

OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong việc tư vấn, hỗ trợ thực hiện các thủ tục liên quan tới giấy phép con nói chung va giấy phép VSATTP nói riêng. Với đội ngũ luật sư có  chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. 

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hê:

CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ

Địa chỉ văn phòng: K28 - Nhóm K, Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email:[email protected]

Bình luận
Slide 1 of 2
Doanh nghiệp FDI
Thành lập doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI
Thành lập doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI
Thành lập doanh nghiệp FDI

Dịch vụ tư vấn

  • Tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp
  • Tư vấn đầu tư
  • Kế toán thuế doanh nghiệp
  • Giấy phép lao động, thẻ tạm trú, VISA
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp
  • Tư vấn Luật hôn nhân và gia đình
  • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
  • Tư vấn luật đất đai, nhà ở
.

Bài viết mới nhất

VỤ VIỆC HAI NGHỆ SĨ VIỆT NAM BỊ BẮT TẠI TÂY BAN NHA – GÓC NHÌN CỦA LUẬT SƯ
LÀM HỘ CHIẾU ONLINE: NÊN HAY KHÔNG NÊN? CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?
TRA CỨU GIẤY PHÉP KINH DOANH ONLINE: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
.
  • Số điện thoại
    098.7748.111
Công ty Luật TNHH OTIS và Cộng sự
  • 0422.151.888 - 0987.748.111
  • [email protected]
  • Địa chỉ : K28, Ngõ 68 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Liên kết

  • Trang chủ
  • Dịch vụ
  • Giới thiệu
  • Team
  • Tin tức
  • Liên hệ

Hỗ trợ

  • Liên hệ chúng tôi
  • Chính sách hoàn lại tiền
  • Những dịch vụ chuyên nghiệp

Follow us:

2022 © All rights reserved by OTISLawyers