Ngày 23/11, sau khi có kết quả điều tra ban đầu, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố vụ ngộ độc thực phẩm ở Ischool Nha Trang khiến hơn 650 học sinh và giáo viên trường phải nhập viện. Đáng buồn trong đó có 1 học sinh đã tử vong. Cùng OTIS LAWYERS tìm hiểu chi tiết vụ việc cũng như về chi tiết quy định pháp luật tội danh bị khởi tố trong vụ việc trên.
Chi tiết vụ ngộ độc thực phẩm ở Ischool Nha Trang
Bữa ăn khiến hàng trăm học sinh nhập viện
Trước đó, ngày 17/11, tại Trường iSchool Nha Trang tổ chức bữa ăn trưa cho 880 học sinh được chia làm 2 suất lúc 10h30 và 11h30; bữa ăn xế lúc 13h30. Khoảng 5 giờ sau khi ăn (vào lúc khoảng 16h30 – 17h ngày 17/11), một số em xuất hiện các triệu chứng đau bụng, khó chịu, tiêu chảy nhiều lần. Đến khoảng 22h ngày 17/11, xuất hiện thêm triệu chứng sốt, buồn nôn, nôn. Đến 22h30 ngày 17/11, các em được người nhà đưa đi nhập viện tại các bệnh viện trong thành phố.
Theo Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cho biết, tính đến 11h ngày 23/11, các đơn vị y tế đã tiếp nhận, xử trí 665 ca ngộ độc thực phẩm. Trong đó, có 276 ca điều trị ổn định cho về theo dõi và 389 ca nhập viện điều trị. Đến nay, đã có 578 ca xuất viện, còn 86 ca đang điều trị và ghi nhận một ca tử vong. Hiện, không có trường hợp nặng cần theo dõi.
Kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm trong vụ ngộ độc thực phẩm ở Ischool Nha Trang
Bữa ăn trưa nói trên gồm các món: Cơm gà, sốt trứng; gỏi gà (gà xé, cà rốt, bắp sú, rau răm), cánh gà chiên, canh (xương, cà rốt, cải thảo), dưa leo. Bữa ăn do hộ kinh doanh Bùi Phúc Lam ở đường Hai Bà Trưng, thành phố Nha Trang, chế biến, cung cấp theo hợp đồng với Trường iSchool Nha Trang.

Viện Pasteur Nha Trang đã thông báo kết quả xét nghiệm mẫu liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm tại trường iSchool Nha Trang. Theo đó, kết quả xét nghiệm cho thấy phát hiện vi khuẩn Salmonella spp. trong mẫu cánh gà chiên.
Đồng thời, phát hiện vi khuẩn Bacillus cereus trong mẫu cánh gà chiên và mẫu nước mắm. Chủng Bacillus cereus trong 2 mẫu nêu trên là chủng sinh độc tố ly giải hồng cầu và độc tố ruột không ly giải hồng cầu. Ngoài ra, còn phát hiện vi khuẩn Escherichia Coli trong mẫu cánh gà chiên.
Hình phạt tội vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm - tội danh bị khởi tố trong vụ ngộ độc thực phẩm ở Ischool Nha Trang

Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm được quy định chi tiết tại Điều 317 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó các khung hình phạt về tội danh này bao gồm:
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm
- Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
- Có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mỗi khung hình phạt tương ứng với dấu hiệu phạm tội và mức độ nghiêm trọng của hậu quả cụ thể khác nhau. Để xác định chính xác hình phạt trong vụ việc trên không phải là một vấn đề đơn giản. Bởi tất cả vẫn trong quá trình điều tra. Số lượng người bị ảnh hưởng sức khỏe bởi vụ việc? Ảnh hưởng bao nhiêu phần trăm sức khỏe của bao nhiêu người? Và nhiều vấn đề khác cần thêm thời gian để điều tra một cách chính xác mới có thể định hình được khung hình phạt trong vụ việc trên.
Ai sẽ là người chịu trách nhiệm trong vụ việc ngộ độc thực phẩm ở Ischool Nha Trang?

Người tổ chức bếp ăn có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Theo Phòng Y tế Tp.Nha Trang, người tổ chức bếp ăn bán trú cho học sinh Trường iSchool Nha Trang là ông Bùi Phúc Lam (SN 1982, trú đường Phú Xương, phường Vĩnh Hải, Tp.Nha Trang) – chủ cơ sở kinh doanh ăn uống giải khát tại gian hàng ở Trường iSchool Nha Trang.
Ông Bùi Phúc Lam được Phòng Tài chính – Kế hoạch Tp.Nha Trang cấp giấy chứng nhận hộ kinh doanh ngày 24/9/2015 với ngành nghề kinh doanh bán hàng ăn uống giải khát, hải sản ở đường Hai Bà Trưng, phường Xương Huân, Tp.Nha Trang. Ngoài ra, hộ kinh doanh này cũng đã được Phòng Y tế Tp.Nha Trang cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm lần thứ 3 vào ngày 19/10/2022.
Cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm trực tiếp trong vụ việc còn là một dấu hỏi lớn
“Việc khởi tố vụ án là bước tố tụng đầu tiên để cơ quan điều tra làm rõ dấu hiệu tội phạm của vụ việc, đồng thời làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan do có hậu quả nghiêm trọng”. Không những vậy vụ việc mang tính chất phức tạp, có sự tham gia của nhiều bên. Việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm trực tiếp về vụ việc này còn cần thời gian để cơ quan điều tra làm rõ hơn về vụ việc. Hãy cùng OTIS LAWYERS chờ đợi kết quả điều tra từ cơ quan điều tra và cập nhật các tin tức mới nhất về vụ việc trong những ngày sắp tới.
Bình luận