Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam đang ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Bắt kịp với xu hướng của các quốc gia phát triển, hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ngày càng được nhiều doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài ưu tiên lựa chọn. Nhằm mang đến một cái nhìn tổng quan về vấn đề trên tới quý bạn đọc, OTIS LAWYERS xin cung cấp bài viết dưới đây
CƠ SỞ PHÁP LÝ
Luật trọng tài thương mại 2010
Nghị định số 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định Luật trọng tài thương mại
QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
Trọng tài vụ việc
Trọng tài vụ việc hay còn gọi là trọng tài ad hoc là hình thức trọng tài không được tiến hành theo quy tắc của một tổ chức trọng tài thường trực. Thủ tục giải quyết của Trọng tài vụ việc hoàn toàn do các bên tự thỏa thuận cho riêng họ và các Trọng tài viên sẽ phải tuân theo.
Theo khoản 7, Điều 3, Luật trọng tài thương mại 2010, trọng tài vụ việc là một hình thức giải quyết tranh chấp và trình tự, thủ tục sẽ do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên sẽ không có tổ chức nào giám sát việc tiến hành trọng tài và quá trình làm việc của các trọng tài viên, vì vậy kết quả công việc phụ thuộc rất lớn vào năng lực chuyên môn, phẩm chất, đạo đức.. của trọng tài viên.
Trọng tài quy chế
Trọng tài quy chế là hình thức trọng tài được thành lập dưới dạng các tổ chức, trung tâm trọng tài có cơ cấu rõ ràng, có quy tắc tố tụng trọng tài riêng, có danh sách trọng tài viên riêng để các bên cân nhắc lựa chọn. Đối với phương thức này, các tổ chức, trung tâm trọng tài đều có bộ máy hành chính được đào tạo bài bản để thực hiện các công việc như giám sát thời gian và đảm bảo quá trình tố tụng diễn ra phù hợp.
QUY ĐỊNH VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
Thỏa thuận trọng tài là một trong những căn cứ quan trọng hàng đầu để xác định thẩm quyền của Trọng tài. Pháp luật Việt Nam yêu cầu các bên phải đảm bảo thỏa thuận trọng tài phải hợp pháp và khả thi để được chấp nhận tiến hành thủ tục tố tụng trọng tài.
Về mặt hình thức
Thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Đồng thời để đảm bảo tính rõ ràng và chính xác, điều 16, Luật TTTM quy định chi tiết các hình thức xác định của thỏa thuận trọng tài bao gồm:
Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
Về mặt nội dung
Trong trường hợp có nhiều thỏa thuận trọng tài được xác lập đối với cùng một nội dung tranh chấp thì thỏa thuận trọng tài được xác lập hợp pháp sau cùng theo thời gian có giá trị áp dụng.
Trong trường hợp thỏa thuận có nội dung không rõ ràng, có thể bị hiểu theo nhiều cách khác nhau thì sẽ coi thỏa thuận trọng tài như một hợp đồng và có thể giải thích theo các quy định của Bộ luật dân sự.
Các trường hợp thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu
Theo quy định tại Điều 18, Luật TTTM và Điều 3, Nghị định 01/2014/NQ-HĐTP thì các trường hợp sau đây thỏa thuận trọng tài sẽ bị vô hiệu
Tranh chấp phát sinh thuộc lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài theo quy định tại Điều 2, Luật TTTM
Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của BLDS (bao gồm người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Hình thức thỏa thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật TTTM
Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu là trường hợp một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép theo quy định tại Điều 4, Điều 132 của Bộ luật dân sự
Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật thuộc trường hợp quy định tại Điều 128 của Bộ luật dân sự
QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI KHI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
Tại Việt Nam, qua các thời kỳ, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài ngày càng mở rộng nhằm tạo hành lang pháp lý rộng rãi hơn cho trọng tài thương mại phát triển, trở thành phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả, giảm gánh nặng cho Tòa án. Năm 2010, Luật trọng tài thương mại ban hành và mở rộng thẩm quyền của trọng tài thương mại. Cụ thể, Điều 2, Luật TTTM 2010 đã quy định về những tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài thương mại:
Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại. Hiểu đơn giản là đây là những tranh chấp phải liên quan đến hoạt động thương mại và đã hoàn toàn loại bỏ những tranh chấp dân sự của một bên có hoạt động thương mại.
Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại. Như vậy, hiện nay, trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại. Thông thường, đây là tranh chấp xảy ra giữa các cá nhân là người tiêu dùng và các công ty thương mại cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Để bảo vệ người tiêu dùng trong tranh chấp với chủ thể có hoạt động thương mại (thương nhân), Điều 17, Luật TTTM quy định về quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng: “Đối với các tranh chấp giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, mặc dù điều khoản trọng tài đã được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn thỏa thuận trọng tài thì người tiêu dùng vẫn được quyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng tài nếu được người tiêu dùng chấp thuận.”
Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
QUY ĐỊNH VỀ TRỌNG TÀI VIÊN
Trọng tài viên là một trong những chủ thể quan trọng trong quá trình tham gia tố tụng trọng tài. Là người cầm cân nảy mực, đưa ra quyết định ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác, vì vậy pháp luật các quốc gia đều đặt ra các điều kiện pháp lý với đối tượng này. Cụ thể theo quy định tại Điều 20, Luật TTTM, Trọng tài viên cần có đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
Và không thuộc một trong các trường hợp sau:
Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;
Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
Lưu ý: Trung tâm trọng tài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này đối với Trọng tài viên của tổ chức mình.
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THI HÀNH PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI
Phán quyết trọng tài sau khi được tuyên sẽ có giá trị chung thẩm, các bên phải tự nguyện thi hành mà không có kháng cáo, kháng nghị như trong tố tụng Tòa án
Tuy nhiên, trong trường hợp hết thời hạn thi hành mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, thì bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.
Quy định về yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài tại Điều 66 Luật TTTM:
Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng dự trù trường hợp phán quyết trọng tài có sai sót, nên có thể bị tuyên hủy bởi Tòa án. Phán quyết trọng tài sẽ bị hủy trong các trường hợp sau:
Không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
DỊCH VỤ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG PHƯƠNG THỨC TRỌNG TÀI CỦA OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS tự hào là đơn vị chuyên tư vấn, giải quyết các loại tranh chấp trong kinh doanh và thương mại với hiệu quả cao và chi phí hợp lý. Với gói dịch vụ giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức trọng tài TRỌN GÓI, quý khách hàng sẽ được đội ngũ luật sư chuyên nghiệp thực hiện đầy đủ các công việc sau đây:
Mong rằng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các quý bạn đọc giải quyết được những vướng mắc, khó khăn đang gặp phải. Nếu quý khách hàng mong muốn nhận được sự hỗ trợ pháp lý nhanh chóng, kịp thời trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức trọng tài và có nhu cầu được đặt lịch hẹn gặp luật sư giải quyết tranh chấp thương mại của OTIS LAWYERS thì hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park View, Số 3 đường Vũ Phạm Hàm, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận