Gần đây OTIS nhận được nhiều câu hỏi về án phí tranh chấp đất đai, đặc biệt là về việc ai sẽ là người phải chịu án phí? Cùng OTIS LAWYERS tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Án phí khởi kiện tranh chấp đất đai là bao nhiêu?
Căn cứ Khoản 2, điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định:
“2. Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
a) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch;
b) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.”
Căn cứ vào quy định trên thì án phí tranh chấp đất đai sẽ được chia thành hai trường hợp các bên đương sự có yêu cầu Tòa án xác định giá trị của tài sản hay chỉ cần xem xét quyền sở hữu đất thuộc về ai thì chúng tôi sẽ chia thành 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản thuộc về ai
Nếu trong trường hợp 2 bên không yêu cầu tòa án xem xét về giá trị của mảnh đất cụ thể là mảnh đất có giá trị bao nhiêu tiền mà chỉ yêu cầu tòa án xem xét quyền sở hữu mảnh đất đó thuộc về ai thì án phí như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch là 300.000 đồng.
Trường hợp 2: Yêu cầu Tòa án xác định giá trị tài sản
Nếu trong trường hợp 2 bên yêu cầu Tòa án xác định giá trị tài sản là bao nhiêu tiền thì mức án phí được xác định như sau:
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch | |
Từ 6.000.000 đồng trở xuống | 300.000 đồng |
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5% giá trị tài sản có tranh chấp |
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng |
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng. |
Ai phải chịu án phí tranh chấp đất đai?
– Nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí: Khi nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai thì nguyên đơn phải nộp tạm ứng án phí sơ thẩm (theo Khoản 1 Điều 25 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)
– Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm: Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận. Hay nói cách khác, nếu thắng kiện thì bị đơn (người bị kiện) phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại (Điều 147 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015) và (khoản 2 Điều 26 Nghị định số 326/2016/UBTVQH14), nguyên tắc về người chịu trách nhiệm đóng án phí trong vụ án tranh chấp đất đai được quy định như sau:
(1) Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
- Trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch;
- Trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.
(2) Đối với tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
- Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và đều không có yêu cầu gì khác; nếu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì bên yêu cầu công nhận hợp đồng phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch; nếu Tòa án tuyên bố công nhận hợp đồng thì bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;
- Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và có yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì ngoài việc chịu án phí không có giá ngạch theo quy định, người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc bồi thường thiệt hại phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với giá trị tài sản phải thực hiện nghĩa vụ.
(3) Trường hợp tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, một bên yêu cầu trả lại tiền, đặt cọc và phạt cọc, một bên chấp nhận trả số tiền cọc đã nhận và không chấp nhận phạt cọc, mà Tòa án chấp nhận phạt cọc thì bên không chấp nhận phạt cọc phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với phần phạt cọc. Trường hợp Tòa án không chấp nhận phạt cọc thì bên yêu cầu phạt cọc phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với phần phạt cọc.
Các trường hợp được miễn, giảm án phí tranh chấp đất đai
Thứ nhất, căn cứ theo Điều 12 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì những trường hợp được miễn án phí về lĩnh vực đất đai cụ thể là khởi kiện về tranh chấp đất đai gồm:
- Trẻ em dưới 16 tuổi theo Điều 1 Luật trẻ em 2016 sửa đổi bổ sung 2018.
- Cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo.
- Người cao tuổi
- Người khuyết tật.
- Người có công với cách mạng.
- Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
- Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.
Thứ hai, căn cứ Điều 13 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, trường hợp được GIẢM án phí là người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không đủ tài sản để nộp án phí có xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú thì được giảm 50% án phí mà người đó phải nộp. Trừ các trường hợp sau:
- Có căn cứ chứng minh người được giảm án phí không phải là người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có tài sản để nộp án phí.
- Theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì họ có tài sản để nộp toàn bộ tiền án phí mà họ phải chịu.
Trên đây là tư vấn của OTIS LAWYERS về án phí tranh chấp đất đai, hi vọng bài viết là nguồn tham khảo hữu ích cho quý khách hàng!
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp của OTIS LAWYERS
Nếu quý khách còn có thắc mắc hoặc hiện đang có tranh chấp dân sự cần giải quyết hãy liên hệ ngay với OTIS LAWYERS để được hỗ trợ và giải đáp. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những tư vấn và dịch vụ có: quy trình đơn giản nhất; thời gian tiếp nhận và xử lý nhanh nhất; chi phí tiết kiệm nhất; mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email:[email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận