• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
    • Tư vấn Luật Đầu tư
    • Giấy phép lao động, thẻ tạm trú, visa, giấy phép con
    • Kế toán -Thuế doanh nghiệp
    • Tư vấn Luật Dân sự
    • Tư vấn Luật Đất đai, Nhà ở
    • Tư vấn Luật Hôn nhân và Gia đình
    • Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn Pháp lý cho Doanh nghiệp
    • Tư vấn Luật Hình sự
    • Tư vấn Luật Lao động - Bảo hiểm
  • Nhân Sự
  • Tin tức
  • Khách hàng
    • Câu chuyện khách hàng
    • Tư vấn tình huống
  • Liên hệ
  • Tiếng ViệtTiếng Việt
  • EnglishEnglish
  • KoreanKorean
  • ChinaChinese
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ+
    • Tư vấn Luật Đầu tư
    • Giấy phép lao động, thẻ tạm trú, visa, giấy phép con
    • Kế toán -Thuế doanh nghiệp
    • Tư vấn Luật Dân sự
    • Tư vấn Luật Đất đai, Nhà ở
    • Tư vấn Luật Hôn nhân và Gia đình
    • Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn Pháp lý cho Doanh nghiệp
    • Tư vấn Luật Hình sự
    • Tư vấn Luật Lao động - Bảo hiểm
  • Nhân Sự
  • Tin tức
  • Khách hàng+
    • Câu chuyện khách hàng
    • Tư vấn tình huống
  • Liên hệ
Tiếng ViệtEnglishKoreanChina
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. TỘI LÀM GIẢ CON DẤU SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH - OTIS LAWYERS

TỘI LÀM GIẢ CON DẤU SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH - OTIS LAWYERS

-
Tóm tắt nội dung:

Tội làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức hay sử dụng con dấu, giấy tờ giả đó là một trong những tội danh phổ biến hiện nay. Vì thiếu những điều kiện nhất định mà họ không thể có được con dấu, giấy tờ hợp pháp của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên thay vì hoàn thiện đầy đủ các điều kiện ấy thì các đối tượng đã thực hiện hành vi làm giả con dấu, giấy tờ để đạt được mục đích của mình một cách nhanh chóng hơn. Trong bài viết dưới đây, OTIS LAWYERS sẽ chia sẻ đến bạn đọc về tội danh hết sức phổ biến này cũng như hậu họa của việc sử dụng con dấu, giấy tờ giả. 

Tội làm giả con dấu được quy định tại Điều 341 BLHS 

Tội làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức

Hiện nay việc làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức rất tinh vi và khó phát hiện. Các giấy tờ thường được làm giả như: Các chứng chỉ, văn bằng, giấy khám sức khỏe, giấy tờ xe,…

toi-lam-gia-con-dau-se-bi-xu-ly-nhu-the-nao-theo-quy-dinh-hien-hanh-otis-lawyers (1).png

Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được hiểu là hành vi của người không có thẩm quyền cấp các con dấu, giấy tờ đó nhưng đã tạo ra các con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác bằng khắc, in, vẽ, đúc hoặc các kỹ thuật khác để làm giả con dấu, tài liệu hoặc các giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức và sử dụng con dấu, tài liệu hoặc các giấy tờ đó để thực hiện hành vi trái pháp luật. Việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ từng phần (tiêu đề, chữ ký, con dấu, nội dung…). Hành vi phạm tội này hoàn thành kể từ khi người không có thẩm quyền tạo ra được con dấu, tài liệu, các giấy tờ giả của một cơ quan Nhà nước, tổ chức nhất định.

Tội sử dụng con dấu, giấy tờ giả của cơ quan tổ chức

Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức: Là hành vi dùng các con dấu, tài liệu làm giả của cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền làm con dấu, tài liệu đó để lừa dối cơ quan, tổ chức khác hoặc công dân.

Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được hiểu là việc dùng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả không phải do mình làm ra để thực hiện hành vi trái pháp luật.

Các yếu tố cấu thành tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức 

Khách thể

- Bảo đảm sự hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính của Nhà nước về con dấu và các loại tài liệu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức. 

- Đối tượng tác động là con dấu giả, tài liệu giả, giấy tờ giả

Khách quan

- Hai tội danh được thực hiện bởi hai hành vi khác nhau: hành vi làm giả và hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.

- Đối với hành vi làm giả:

Khi xác định con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức có bị làm giả hay không phải căn cứ vào con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức là con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ có thật. Nếu cơ quan tổ chức không có con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ đó thì cũng không thể coi hành vi làm con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ là hành vi làm giả được.

Ngoài ra cần chú ý: Nếu người phạm tội chỉ làm giả con dấu thì chỉ định tội là “làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức”. Nếu người phạm tội chỉ làm giả tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức thì chỉ định tội là “làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”. Mà không định tội danh đầy đủ như điều luật quy định.

- Đối với hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân:

Người có hành vi sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân không nhằm chiếm đoạt tài sản mà nhằm mục đích khác như:

  • Dùng bằng tốt nghiệp giả để xin việc, để được bổ nhiệm, để tăng lương, để được đi lao động ở nước ngoài;
  • Làm giả sổ hộ khẩu để được mua nhà ở thành phố, để được giao đất trồng trồng rừng....

- Việc xác định hậu quả do hành vi làm giả và sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức gây ra là rất cần thiết. Vì việc xác định hậu quả có vai trò quan trọng trong việc xác định khung hình phạt.  (VD: hậu quả nghiêm trọng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điểm C khoản 2 Điều 342. Hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 3 Điều 342) 

Chủ quan 

- Lỗi cố ý

- Người phạm tội biết hành vi làm con dấu, tài liệu hoặc các giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là hành vi vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện, mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra hoặc không cần biết hậu quả của hành vi đó như thế nào.

Chủ thể

Người có năng lực trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, những người phạm tội này cũng có thể là người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm trong việc khắc con dấu, trong việc quản lý con dấu, tài liệu, giấy tờ của cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức.

Tội làm giả con dấu bị xử phạt như thế nào?

Điều 341 quy định cụ thể về khung hình phạt của tội danh này như sau:

toi-lam-gia-con-dau-se-bi-xu-ly-nhu-the-nao-theo-quy-dinh-hien-hanh-otis-lawyers.jpg

1. Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng 

Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạt tù từ 2 - 5 năm

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
  • Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
  • Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạt tù từ 3-7 năm 

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
  • Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  • Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Khung hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Thực tiễn việc thực hiện quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức 

Việc áp dụng quy định của BLHS để xử lý hình sự đối với hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức trong thực tế vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc nhất định có thể kể đến một số như: 

Một là, sự thiếu thống nhất trong việc áp dụng quy định của BLHS đối với hành vi cung cấp thông tin để thuê người khác làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức. Sau đó sử dụng những tài liệu đó để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ đối tượng thuê người làm giả tài liệu, giấy tờ sử dụng tài liệu, giấy tờ đó vào mục đích lừa đảo để chiếm đoạt tài sản. Thì bị xử lý về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” hay tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hay cả hai tội trên?

Hai là, thiếu thống nhất trong áp dụng đối với hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, lừa dối để công chứng, chứng thực và hành vi lưu trữ các tài liệu giả nhưng không sử dụng hoặc sử dụng để đối phó với cơ quan chức năng (ví dụ: sử dụng giấy phép lái xe giả, đăng ký xe giả…) để lưu hành. 

Ba là, chưa có sự thống nhất nhận định biển kiểm soát ô tô, xe máy giả có được coi là tài liệu giả của cơ quan, tổ chức hay không? Việc sử dụng biển kiểm soát giả để tham gia giao thông, tránh việc xử phạt vi phạm của cơ quan chức năng thì có bị xử lý về tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức hay không?

Bốn là, thực tiễn cho thấy, đối với các tài liệu giả về nội dung, giả về hình thức thì được xác định tài liệu giả. Hay đối với tài liệu phô tô được chỉnh sửa nếu được chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền và có thể sử dụng để thực hiện hành vi phạm pháp luật thì cũng được coi là tài liệu giả. Tuy nhiên đối với dữ liệu điện tử bị chỉnh sửa (chưa in ra) là một loại tài liệu mới thì lại chưa có hướng dẫn nào cho trường hợp này.

Năm là, số tiền “thu lợi bất chính” được xác định chỉ là số tiền bị can, bị cáo thu lợi từ việc làm giả con dấu, tài liệu hay cả số tiền bị can, bị cáo có được do sử dụng con dấu, tài liệu giả để thực hiện hành vi trái pháp luật?. 

Nguyên nhân chủ yếu của những vướng mắc trên là do nhận thức pháp luật của các cơ quan tố tụng chưa thống nhất và cũng chưa hướng dẫn áp dụng pháp luật cụ thể, rõ ràng. Mong rằng trong thời gian tới các cơ quan có thẩm quyền sẽ hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật liên quan đến tội danh này nói riêng và Bộ luật hình sự nói chung. 

Dịch vụ tư vấn pháp lý của OTIS LAWYERS

  OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn pháp lý. Với đội ngũ luật sư tư vấn doanh nghiệp có  chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng. Chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới các nhà đầu tư dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Đừng ngần ngại mà hãy nhấc máy ngay và liên hệ ngay với OTIS LAWYERS nếu quý khách có bất kì thắc mắc nào về doanh nghiệp để chúng tôi tư vấn và hỗ trợ ngay nhé.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ

Địa chỉ văn phòng: K28 - Nhóm K, Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email:[email protected]

Hotline: 0987748111 

Bình luận
Slide 1 of 2
Doanh nghiệp FDI
Thành lập doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI
Thành lập doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI
Thành lập doanh nghiệp FDI

Dịch vụ tư vấn

  • Tư vấn Pháp lý cho Doanh nghiệp
  • Tư vấn Luật Đầu tư
  • Kế toán - Thuế doanh nghiệp
  • Giấy phép lao động, thẻ tạm trú, VISA, giấy phép con...
  • Tư vấn Luật Dân sự
  • Tư vấn Luật hôn nhân và gia đình
  • Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ
  • Tư vấn Luật Đất đai, Nhà ở
  • Tư vấn Luật Hình sự
  • Tư vấn Luật Lao động - Bảo hiểm
  • Biểu mẫu các loại hợp đồng
  • Tài chính - Chứng khoán
.

Bài viết mới nhất

VỤ VIỆC HAI NGHỆ SĨ VIỆT NAM BỊ BẮT TẠI TÂY BAN NHA – GÓC NHÌN CỦA LUẬT SƯ
LÀM HỘ CHIẾU ONLINE: NÊN HAY KHÔNG NÊN? CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?
TRA CỨU GIẤY PHÉP KINH DOANH ONLINE: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
.
  • Số điện thoại
    098.7748.111
Công ty Luật TNHH OTIS và Cộng sự
  • 02422.151.888 - 0987.748.111
  • [email protected]
  • Địa chỉ:
    • Hà Nội : Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
    • TP.HCM: Tầng 9, Diamond Plaza, Số 34 Lê Duẩn, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
    • Bắc Ninh: Tầng 3, N120-121-122 HUD Trầu Cau, Lý Anh Tông, Võ Cường, TP. Bắc Ninh

Liên kết

  • Trang chủ
  • Dịch vụ
  • Giới thiệu
  • Team
  • Tin tức
  • Liên hệ

Hỗ trợ

  • Liên hệ chúng tôi
  • Những dịch vụ chuyên nghiệp

Follow us:

2022 © All rights reserved by OTISLawyers