Youtube là một trong những nền tảng kiếm tiền trực tuyến hot nhất nhì hiện nay. Nhiều cá nhân và tổ chức đã kiếm được doanh thu khổng lồ từ nền tảng này. Với mức thu nhập khổng lồ đó, các Youtuber phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế. Hiện nay vẫn còn nhiều người băn khoăn, thắc mắc về điều kiện, thủ tục, trình tự nộp thuế thu nhập từ Youtube. Trong bài viết dưới đây, OTIS LAWYERS sẽ chia sẻ đến bạn đọc các thông tin pháp luật liên quan tới vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật luật quản lý thuế;
- Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn mới về thuế.
Youtuber phải nộp thuế khi nào?
Khoản 1 Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định: Cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC có quy định: cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng nếu doanh thu từ hoạt động kinh doanh từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.
Như vậy người có thu nhập từ Youtube trên 100 triệu/năm thuộc trường hợp kinh doanh phải chịu thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng. Vì vậy các youtuber phải kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng đối với khoản thu nhập từ nền tảng kiếm tiền trực tuyến này theo quy định của pháp luật.
Quy định về nghĩa vụ kê khai thuế của Youtuber
Điểm c Khoản 5 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ kê khai thuế của các cá nhân, tổ chức có doanh thu từ Youtube như sau:
– Đối với các cá nhân ký hợp đồng với những công ty đối tác của Google, Facebook, Youtube… tại Việt Nam sẽ không tự kê khai thuế như trước đây mà tổ chức sẽ kê khai và nộp thay.
– Đối với cá nhân trong nước nhận tiền trực tiếp từ Google, Facebook, Youtube… thì cá nhân có nghĩa vụ tự khai thuế.
– Đối với doanh nghiệp có doanh thu từ Google, Facebook. Youtube… thì khai thuế theo quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Mức thuế suất và cách tính thuế phải nộp của Youtuber
Theo quy định hiện hành hiện nay, mức thuế suất của thuế giá trị gia tăng là 5% và thuế thu nhập cá nhân là 2%. Thuế phải nộp của youtuber sẽ được tính bằng công thức dưới đây:
Thuế phải nộp = Doanh thu tính thuế x 7%
Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì hiện nay các cá nhân có doanh thu từ Youtube sẽ phải nộp số tiền thuế bằng 7% doanh thu của mình.
Trình tự, thủ tục nộp thuế thu nhập từ Youtube
Bước 1: Tính thuế thu nhập phải nộp
Các cá nhân tính số thuế phải nộp theo công thức đã nêu trên
Bước 2: Kê khai thuế
Sau khi đã tính toán được số thuế phải nộp, cá nhân sử dụng tờ khai thuế mẫu 01/CNKD (mẫu ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TTBTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính) để kê khai thuế theo hình thức Hộ kinh doanh.
Bước 3: Nộp hồ sơ kê khai thuế
Các cá nhân có thu nhập từ Youtube nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế quản lý trực tiếp nơi cá nhân cư trú (thường trú hoặc tạm trú).
Nếu Youtuber thuộc trường hợp phải nộp thuế mà không nộp thuế thu nhập từ Youtube?
Theo Nghị định 126/2020, các ngân hàng phải có trách nhiệm cung cấp thông tin tài khoản của khách hàng khi được ngành thuế yêu cầu. Vì vậy những cá nhân có thu nhập cao qua tài khoản ngân hàng có thể sẽ bị thuế nắm thông tin và tiến hành truy thu thuế.
Trường hợp bạn không kê khai, đóng thuế theo quy định thì tùy vào hành vi và mức độ có thể bị xử phạt hành chính, tức phạt tiền cho hành vi chậm kê khai và nộp thuế, thậm chí có thể bị xử lý hình sự là phạt tù nếu bị quy vào tội trốn thuế, gian lận thuế.
Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp:
Số tiền phạt chậm nộp = Số tiền thuế chậm nộp X 0,03% X Số ngày chậm nộp
Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ OTIS LAWYERS về việc nộp thuế thu nhập từ doanh thu trên nền tảng Youtube. Mỗi youtuber hiện nay khi thuộc trường hợp phải nộp thuế thu nhập. Cần chủ động đi kê khai thuế để không bị xử lý khi nộp chậm thuế.
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: K28 - Nhóm K, Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 098774811
Bình luận