Quyền liên quan được xác lập tự động khi các đối tượng được định hình mà không bắt buộc phải đăng ký. Do đó đã có rất nhiều hành vi xâm phạm đến quyền liên quan. Vì vậy các chủ sở hữu quyền liên quan có thể đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan. Bài viết dưới đây của OTIS LAWYERS sẽ chia sẻ thủ tục đăng ký quyền liên quan mới nhất năm 2023.
Hồ sơ đăng kí quyền liên quan
– 1 Tờ khai đăng ký quyền liên quan. (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2016/QĐ-BVHTT ngày 02 tháng 7 năm 2016 quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan).
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt; do chính chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn;
– Hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
– 1 bản giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
– 1 bản tài liệu chứng minh quyền nộp đơn; nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
– 1 văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu; nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung;
– Các tài liệu: Giấy ủy quyền, tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, văn bản đồng ý của các đồng tác giả phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Thủ tục đăng ký quyền liên quan
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị hồ sơ như trên
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi bưu điện đến Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, và thành phố Đà Nẵng hoặc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở.
Bước 3: Cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Chi phí khi đăng ký quyền liên quan

– Phí cấp Giấy chứng nhận quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn được định hình trên Bản ghi âm: 200.000 đồng
– Phí cấp Giấy chứng nhận quyền liên quan đối với Bản ghi âm: 200.000 đồng
– Phí cấp Giấy chứng nhận quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn được định hình trên Bản ghi hình: 300.000 đồng
– Phí cấp Giấy chứng nhận quyền liên quan đối với Chương trình phát sóng: 500.000 đồng
– Phí cấp giấy chứng nhận quyền liên quan đối với Bản ghi hình: 300.000 đồng
– Phí cấp Giấy chứng nhận quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn được định hình trên Chương trình phát sóng: 500.000 đồng
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thủ tục đăng kí quyền liên quan đến quyền tác giả. Chúng tôi hi vọng rằng đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho độc giả khi muốn tìm hiểu các định của pháp luật về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ của OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn sở hữu trí tuệ. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao; kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng; chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối; lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận