Cạnh tranh sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển hoạt động kinh doanh, sản xuất của các doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lợi dụng cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp khác và cả người tiêu dùng. Vậy thế nào là cạnh tranh không lành mạnh? Cùng OTIS LAWYERS tìm hiểu những quy định cần biết về cạnh tranh không lành mạnh trong bài viết dưới đây.
Cạnh tranh không lành mạnh là gì?
Tại khoản 6, Điều 3, Luật Cạnh tranh 2018 giải thích về cạnh tranh không lành mạnh như sau: "Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác".
Như vậy, cạnh tranh không lành mạnh được hiểu là việc doanh nghiệp không tuân thủ nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Cơ sở xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018, “hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác”.
Về bản chất, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của một chủ thể kinh doanh trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, được cụ thể hóa bằng nguyên tắc “thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh”, dẫn đến gây thiệt hại hiện hữu hoặc tiềm tàng đối với quyền và lợi ích hợp pháp của một chủ thể kinh doanh khác.
Từ khái niệm trên, dấu hiệu của hành vi cạnh tranh không lành mạnh được xác định trên cơ sở các yếu tố sau:
Thứ nhất, chủ thể của hành vi là doanh nghiệp, nghĩa là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào kinh doanh vì mục đích sinh lợi;
Thứ hai, đây là hành vi trái với các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh;
Thứ ba, hành vi này nhắm tới ít nhất một doanh nghiệp cụ thể khác, có thể trực tiếp nhắm tới đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường liên quan hoặc cùng một ngành, lĩnh vực kinh doanh với chủ thể của hành vi hoặc gián tiếp thông qua việc tác động đến doanh nghiệp khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh (chẳng hạn, khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của đối thủ cạnh tranh...);
Thứ tư, hành vi này gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh nào bị cấm?
Tại Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, bao gồm:
- Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
+ Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
+ Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
- Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
- Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
- Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
+ Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
+ So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là bao nhiêu?
Căn cứ Mục 4 Chương 2 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể:
Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh
Căn cứ quy định tại Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP
- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
+ Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
+ Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Hành vi ép buộc trong kinh doanh
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 75/2019/NĐ-CP
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại trên trong trường hợp ép buộc khách hàng hoặc đối tác kinh doanh lớn nhất của đối thủ cạnh tranh.
- Phạt tiền gấp hai lần mức phạt quy định trên đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
+ Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 75/2019/NĐ-CP
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
- Phạt tiền gấp hai lần đối với hành vi vi phạm trên trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
+ Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính công khai.
Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 75/2019/NĐ-CP
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi trực tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
- Phạt tiền gấp hai lần mức quy định đối với hành vi vi phạm trên trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực thi hành;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
+ Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 75/2019/NĐ-CP
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
+ Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
+ So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
- Phạt tiền gấp hai lần mức quy định đối với hành vi vi phạm trên trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
+ Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc cải chính công khai;
+ Loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm.
Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 75/2019/NĐ-CP
- Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
- Phạt tiền gấp hai lần mức quy định đối với hành vi vi phạm trên trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
+ Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Lưu ý: Mức xử phạt trên áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức (quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP)
Dịch vụ tư vấn pháp luật của OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong tư vấn pháp luật. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới các nhà đầu tư dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận