Hiện nay ngoài hợp đồng thông dụng thông thường thì có một loại hợp đồng khác đó chính là hợp đồng điện tử. Không được quy định chính thức trong BLDS vì vậy mà rất nhiều người thắc mắc về giá trị pháp lý của loại hợp đồng này. Hãy cùng OTIS LAWYERS tìm hiểu về hợp đồng điện tử trong bài viết dưới đây!
HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ LÀ GÌ ?
Theo khoản 16 Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023 thì hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu
Trong đó, thông điệp dữ liệu được hiểu là những thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác. Hợp đồng điện tử nhìn chung vẫn mang bản chất của hợp đồng. Là sự thỏa thuận giữa các bên với mục đích xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ
Chủ thể hợp đồng
Đối với HĐĐT, ngoài hai chủ thể cơ bản là bên đề nghị và bên chấp nhận đề nghị. Thì còn có sự xuất hiện của chủ thể thứ ba giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo quá trình giao kết hợp đồng thông qua phương tiện điện tử. Chủ thể này là các tổ chức cung cấp dịch vụ mạng và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử. Vì việc giao kết hợp đồng được thực hiện qua mạng Internet. Nên chủ thể cung cấp dịch vụ mạng là chủ thể bắt buộc phải tham gia (theo cách gián tiếp).
Còn đối với chủ thể cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử. Thì có thể có hoặc không (Nếu các bên tham gia giao dịch điện tử thỏa thuận sử dụng chữ ký điện tử để ký trong hợp đồng. Thì lúc này chủ thể cung cấp dịch vụ phải tham gia với vai trò pháp lý. Trường hợp các bên không lựa chọn thì chủ thể này không nhất thiết phải tham gia vào quá trình giao kết HĐĐT).
Hình thức của HĐĐT
Đối với hợp đồng truyền thống, hình thức giao dịch có thể là bằng văn bản, bằng lời nói, bằng hành động hoặc bằng các hình thức khác do các bên thỏa thuận. HĐĐT có phương thức giao dịch khá đặc biệt. Theo đó, HĐĐT được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Ở đây, các bên sẽ thực hiện giao dịch bằng văn bản điện tử thông qua môi trường điện tử để đi đến ký kết hợp đồng. Có thể thấy rằng, vì tính chất đặc biệt khi thực hiện giao kết HĐĐT. Nên hình thức thực hiện cũng sẽ khác so với hợp đồng truyền thống. Điều này đã tạo nên sự tiện lợi và nhanh chóng của HĐĐT.
Quy trình giao kết HĐĐT
Quy trình giao kết được thể hiện thông qua quá trình gửi và nhận các thông điệp dữ liệu khác nhau về ý định của các bên. Nói cách khác, giao kết HĐĐT được hiểu là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch .Và hợp đồng sẽ được thiết lập khi một bên đưa ra lời đề nghị và một bên chấp nhận lời đề nghị.
Cách thức xác định thời điểm, địa điểm gửi và nhận thông điệp dữ liệu.
Về phía bên gửi, thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu sẽ là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo. Địa điểm gửi sẽ là trụ sở của người khởi tạo nếu đó là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu họ là cá nhân. Trường hợp người khởi tạo có nhiều trụ sở. Thì địa điểm gửi sẽ là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.
Đối với bên nhận, thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định nếu người nhận đã chỉ định trước đó. Hoặc là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận nếu không rơi vào trường hợp chỉ định. Địa điểm nhận là trụ sở của người nhận nếu là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú thường xuyên nếu người nhận là cá nhân. Trong trường hợp người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm nhận là nơi có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.
Chữ ký điện tử trong hợp đồng điện tử
Đây cũng là đặc trưng tạo nên sự khác biệt giữa HĐĐT và hợp đồng truyền thống. Theo đó, chữ ký điện tử sẽ được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.
Chữ ký điện tử là không bắt buộc đối với các bên. Nhưng một khi các bên đã thỏa thuận về sự hiện diện của chữ ký này. Thì phải tuân thủ các quy định của Luật giao dịch điện tử năm 2005. Các bên tham gia giao dịch điện tử có quyền thỏa thuận việc có hay không việc sử dụng chữ ký điện tử. Để ký thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác và giá trị pháp lý của chữ ký điện tử chỉ là bắt buộc trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký.
HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ NHƯ THẾ NÀO?
Tính pháp lý của HĐĐT được pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng như sau
Theo Điều 38 Luật Giao dịch điện tử 2023 thì trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng văn bản giấy.
Như vậy, có thể thấy pháp luật Việt Nam công nhận hiệu lực của các HĐĐT nếu hợp đồng đó thực hiện theo đúng quy định. Các doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng hình thức giao kết HĐĐT để tối ưu về quy trình kinh doanh và chi phí hoạt động.
Dịch vụ tư vấn luật của OTISLAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn luật. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận