Nếu một sản phẩm hay quy trình có giá trị trong đời sống và đáp ứng được điều kiện của pháp luật thì sẽ được cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền Giải pháp hữu ích. Vậy giải pháp hữu ích là gì? Thủ tục đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích như thế nào? Cùng OTIS LAWYERS tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lí
Khoản 2 Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019
Giải pháp hữu ích là gì?
Khoản 2 Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 quy định:

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có tính mới;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Giải pháp hữu ích được tạo ra bởi quá trình nghiên cứu tìm tòi và có thể dễ dàng nhận biết với các giải pháp được biết đến trước đó. Giải pháp này không thể đạt được một cách dễ dàng và nó hữu ích, vượt trội hơn rất nhiều so với các biện pháp trước đó.
Phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích
Giải pháp hữu ích là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp và có đặc điểm gần giống với sáng chế. Đã có khá nhiều nhầm lẫn giữa hai loại đối tượng này. Vì thế việc phân biệt hai đối tượng này là rất cần thiết.
Tiêu chí | Giải pháp hữu ích | Sáng chế |
Khái niệm | Là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. | Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. |
Điều kiện bảo hộ | - Có tính mới; - Có khả năng áp dụng công nghiệp. | - Có tính mới; - Có tính sáng tạo; - Có khả năng áp dụng công nghiệp. |
Thời gian bảo hộ | 10 năm kể từ ngày nộp đơn. | 20 năm tính từ ngày nộp đơn và không được gia hạn thêm thời gian bảo hộ bằng độc quyền sáng chế. |
Đối tượng bảo hộ | Thường chỉ được bảo hộ đối với sản phẩm | Các sản phẩm hoặc quy trình |
Hình thức bảo hộ | Bằng độc quyền giải pháp hữu ích | Bằng độc quyền sáng chế |
Điều kiện bảo hộ giải pháp hữu ích
Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 thì sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có tính mới;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Thứ nhất, có tính mới được hiểu là chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký giải pháp hữu ích hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký giải pháp hữu ích được hưởng quyền ưu tiên.
Giải pháp hữu ích vẫn sẽ không bị mất tính mới trong một số trường hợp sau:
- Người khác biết được thông tin về giải pháp mà tự ý công bố; không được sự đồng ý của người nộp đơn; và ngày công bố nằm trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày nộp đơn.
- Người có quyền đăng ký công bố giải pháp dưới dạng báo cáo khoa học; trong thời hạn 6 tháng trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ.
- Giải pháp hữu ích được trưng bày tại triển lãm quốc gia Việt Nam; hoặc tại triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức; trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày nộp đơn.
- Thông tin về giải pháp hữu ích chỉ có một số lượng người nhất định biết; có thể là người giúp tìm ra giải pháp, cung cấp thông tin, người đã có những giúp đỡ nhất định để chủ văn bằng tạo ra giải pháp đó. Chủ văn bằng phải kiểm soát được số lượng người biết, biết rõ về họ; cũng như những thông tin về giải pháp xin cấp văn bằng bảo hộ mà họ năm giữ.
Thứ hai, giải pháp hữu ích phải có khả năng áp dụng công nghiệp. Khả năng áp dụng công nghiệp được hiểu là đối với những mô tả về giải pháp đó được ghi trong đơn; thì người có tầm hiểu biết trung bình cũng có thể hiểu và làm theo mô tả đạt được kết quả ổn định.
Thủ tục đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ gồm những giấy tờ sau
Các tài liệu bắt buộc
- 02 Tờ khai đăng ký sáng chế, đánh máy theo mẫu số 02/SC Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
- 02 Bản mô tả sáng chế; Bản mô tả giải pháp hữu ích phải đáp ứng quy định tại điểm 23.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.
Bản mô tả giải pháp hữu ích gồm có:phần mô tả, yêu cầu bảo hộ và hình vẽ (nếu có).
- 02 Bản tóm tắt giải pháp hữu ích. Tóm tắt giải pháp hữu ích không được vượt quá 150 từ và phải được tách thành trang riêng. Bản tóm tắt giải pháp hữu ích không bắt buộc phải nộp tại thời điểm nộp đơn và người nộp đơn có thể bổ sung sau;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
* Các tài liệu khác (nếu có)
- Giấy ủy quyền ( nếu ủy quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp)
- Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Có thể nộp đơn tại 3 địa điểm sau:
- Cục Sở hữu trí tuệ: 384-386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bước 3: Thẩm định hình thức đơn
Thời hạn thẩm định hình thức đơn là 1 tháng
Bước 4: Công bố đơn đăng ký giải pháp hữu ích
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ; được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp theo quy định. Đơn đăng ký sáng chế được công bố trong tháng thứ mười chín; kể từ ngày nộp đơn hoặc từ ngày ưu tiên; đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên; hoặc vào thời điểm sớm hơn theo yêu cầu của người nộp đơn.
Bước 5: Thẩm định nội dung đơn
+ Được tiến hành khi có yêu cầu thẩm định nội dung
+ Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Thời gian thẩm định nội dung không quá 18 tháng kể từ ngày công bố đơn. Nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.
Bước 6: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về giải pháp hữu ích. Chúng tôi hi vọng rằng đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho độc giả khi muốn tìm hiểu các định của pháp luật về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ của OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn sở hữu trí tuệ. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận