Doanh nghiệp giống như con người ở chỗ cần một cái tên để phân biệt 1 doanh nghiệp với hàng trăm, triệu doanh nghiệp khác trên thế giới. Nhiều chủ doanh nghiệp chỉ quan tâm đến đặt tên sao cho hay mà ít để ý đến quy định pháp luật dẫn đến quá trình đăng ký kinh doanh, thậm chí quá trình hoạt động gặp phải vấn đề không đáng có. Vì vậy trong bài viết dưới đây, OTISLAWYERS sẽ gửi tới khách hàng quy định về đặt tên cho doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp phải được đặt bằng tiếng Việt
Theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, Tên tiếng Việt của doanh nghiệp gồm 02 thành tố theo thứ tự sau: Loại hình doanh nghiệp + tên riêng.
Theo đó, loại hình doanh nghiệp được viết là:
- “Công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
- “Công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần;
- “Công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh;
- “Doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN”, hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Như vậy, tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài cũng được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng thuộc hệ chữ La-tinh.
Tên doanh nghiệp đặt bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
Theo Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020, đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài tức là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Theo đó, khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
Tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cách đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh như sau:
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Khi đặt tên phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ:
+ “Chi nhánh” đối với chi nhánh;
+ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện;
+ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
Bên cạnh đó, theo Điều 20 Nghị định 01/2021, ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Trong đó:
- Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.
- Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Lưu ý: Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
https://admin.otislawyers.vn/uploads/dat_ten_cho_doanh_nghiep_hay_nhung_phai_dung_luat_2_e9752db7ea.png?updated_at=2023-10-27T09:29:21.303Z
Những điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp
Khi đặt tên cho doanh nghiệp thì cấm sử dụng tên của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc
Đây là một điều cấm kỵ khi đặt tên công ty. Không những vi phạm pháp luật mà còn khó “lấy được lòng” thị trường khi tên công ty lại vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức hay thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân khác
Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp (khoản 1 Điều 17 Nghị định 01/2021/NĐ -CP).
Lưu ý, trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, doanh nghiệp nên tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.
Khi nào tên doanh nghiệp bị coi là trùng và gây nhầm lẫn?
Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
- Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều 41 luật doanh nghiệp 2020 không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký.
Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp của OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tự tin cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và tối ưu hóa về thời gian hoàn thành. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận