Thời gian gần đây những chiêu trò lừa đảo như hợp tác kinh doanh, góp vốn đầu tư bất động sản với lãi suất khủng xuất hiện ngày một nhiều, dẫn đến không ít nhà đầu tư nhẹ dạ xuống tiền để rồi ôm trái đắng.
Vì vậy, OTISLAWYERS xin được phân tích những chiêu trò lừa đảo núp sau hình thức hợp đồng góp vốn của các công ty bất động sản giúp bạn đọc tránh được những cạm bẫy khi đầu tư bất động sản
Thứ nhất, lừa đảo đầu tư với lãi suất “trong mơ”
Thông thường, để có thể thu hút được nhà đầu tư thì những công ty này rất hiểu tâm lý của các nhà đầu tư có nguồn tiền nhàn rỗi, đó chính là lợi nhuận. Chính vì vậy, các công ty này thường đưa ra lãi suất rất cao, nó có thể lên đến 80-100% một năm. Với mục đích đưa ra là gì? Để đầu tư xây dựng các dự án bất động sản. Các công ty kêu gọi đầu tư này sẽ áp dụng hình thức đa cấp, kêu gọi nhiều người góp vốn, lấy tiền của người sau để trả cho người đầu tư trước. Vì hám lợi hoặc thiếu hiểu biết, nhiều người sẽ tham gia đầu tư.

Thực tế là trước lãi suất đầy hấp dẫn, không ít trường hợp nhà đầu tư phải ôm quả đắng khi chạy theo các cam kết lợi nhuận “trên trời”. Điển hình là trường hợp hơn 3.300 khách hàng bị Công ty Alibaba lừa đảo mua dự án “ma” với tổng số tiền hơn 1.800 tỷ đồng.
Thứ hai, công ty bất động sản liên tục đưa ra những dự án “tiềm năng”
Để khiến cho nhà đầu tư tin tưởng, các công ty này thường hay đưa ra các dự án mà công ty này hiện đang triển khai. Thông tin này có thể được dựng lên bởi các video mô hình thiết kế, hoặc thậm chí có thể đưa nhà đầu tư đến các khu đất được cho là sở hữu của công ty và sẽ hình thành dự án trong tương lai. Tuy nhiên, khu đất đó ( nếu có thực sự là của công ty) lập lên được dự án, được cấp phép xây dựng thì nó là 1 quá trình lâu dài và chưa kể sẽ vướng rất nhiều về pháp lý và quy hoạch khi tiến hành làm thủ tục. Chính vì vậy, nhà đầu tư phải hết sức tỉnh táo.
Dùng những chiêu trò đó, mới đây Tập đoàn Bankland đã bị cáo buộc vẽ ra các dự án bất động sản ở huyện Thường Tín (Hà Nội) và tự phát hành 10.000 tỷ cổ phiếu để lừa hàng nghìn nhà đầu tư, chiếm đoạt tài sản. Công ty Bankland quảng cáo có các nghề kinh doanh là bất động sản, sở hữu nhiều dự án bất động sản ở các vị trí "vàng" và tổ chức mở bán rầm rộ dự án phân lô, tách nền ở huyện Thường Tín. Khách hàng đầu tư phải đặt cọc từ 50 triệu đồng trở lên để công ty làm hạ tầng dự án. Thực tế, tất cả chỉ là quảng cáo ảo bởi những mảnh đất công ty này sở hữu chỉ là nông nghiệp, chưa được cấp phép đầu tư dự án hay phân lô, bán nền.
Thứ ba, đặc biệt cẩn trọng khi góp vốn đầu tư bất kỳ dự án nào
Việc nộp tiền dưới hình thức hợp đồng góp vốn đầu tư vào công ty là một trong những điều lưu ý. Bạn góp vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh thì đồng nghĩa với việc, bạn sẽ chấp nhận việc góp vốn kinh doanh này có thể có lãi hoặc có thể lỗ, không ai có thể đảm bảo việc kinh doanh sẽ đạt hiệu quả, dù nhà đầu tư ban đầu có cam kết lãi suất cao thì khi có tranh chấp xảy ra, thiệt thòi vẫn nằm ở nhà đầu tư.
Trên đây là những phân tích của OTISLAWYERS về những chiêu trò lừa đảo núp bóng góp vốn của các công ty bất động sản. Hi vọng bài viết là nguồn tham khảo hữu ích cho quý bạn đọc.
>>>Xem thêm: Tạm giữ khẩn cấp Tổng giám đốc Công ty bất động sản Nhật Nam
DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT CỦA OTIS LAWYERS

OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp, với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận