Tranh chấp dân sự không phải hiếm gặp trong cuộc sống, thậm chí ngày càng có nhiều tranh chấp diễn ra phức tạp. Và để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, điều đầu tiên bạn cần biết không phải là khởi kiện như thế nào mà là ai có quyền khởi kiện vụ án dân sự? Cùng OTISLAWYERS tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Tất cả mọi người đều có quyền khởi kiện vụ án dân sự?
Theo Điều 186 Bộ Luật Tố tụng dân sự quy định như sau:
"Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình."
Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện hoặc thông qua người đại diện để thực hiện quyền khởi kiện của mình khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm
Lưu ý, quyền khởi kiện còn phụ thuộc vào năng lực hành vi tố tụng dân sự của chủ thể đó. Nếu không có đủ năng lực hành vi thì phải thông qua người đại diện hợp pháp của họ.
Người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án dân sự được quy định như thế nào?
Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
- Người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.
- Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự
Lưu ý: Đối với việc ly hôn thì đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.
Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân gia đình thì họ là người đại diện
Người đại diện khởi kiện vụ án dân sự có quyền và nghĩa vụ gì?
Theo Điều 86 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định quyền và nghĩa vụ của người đại diện vụ án dân sự, cụ thể như sau:
"1. Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình đại diện.
- Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền."
Khi nào không được làm người đại diện?
Theo Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định những trường hợp không được làm đại diện như sau:
"Điều 87. Những trường hợp không được làm người đại diện
- Những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật:
- a) Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;
- b) Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.
- Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
- Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật."
Vì vậy, nếu muốn cử người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án dân sự thì cần đối chiếu quy định trên, để khởi kiện thông qua người đại diện, trước tiên cần xác định người đó có khả năng làm người đại diện hay không.
Trường hợp nào Tòa án được chỉ định người đại diện trong vụ án dân sự?
Theo quy định tại Điều 88 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, khi thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Tòa án sẽ chỉ định người đại diện:
“Điều 88. Chỉ định người đại diện trong tố tụng dân sự
- Khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 của Bộ luật này thì Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng.
- Đối với vụ việc lao động mà có đương sự thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này hoặc người lao động là người chưa thành niên mà không có người đại diện và Tòa án cũng không chỉ định được người đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án chỉ định tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động đó.”
Như vậy, với những trường hợp nêu trên Tòa án được chỉ định người đại diện trong vụ án dân sự.
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp của OTISLAWYERS
Nếu quý khách còn có thắc mắc hoặc hiện đang có tranh chấp dân sự cần giải quyết hãy liên hệ ngay với OTIS LAWYERS để được hỗ trợ và giải đáp. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những tư vấn và dịch vụ có: quy trình đơn giản nhất; thời gian tiếp nhận và xử lý nhanh nhất; chi phí tiết kiệm nhất; mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận