Mua bán hàng hóa là hoạt động diễn ra hàng ngày trong đời sống xã hội. Thực tế hợp đồng mua bán hàng hóa tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và dễ dẫn đến phát sinh tranh chấp. Vậy, nếu phát sinh tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thì xử lí thế nào? Pháp luật quy định những phương thức nào để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa? Hãy cùng OTIS LAWYERS tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lí
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Luật trọng tài thương mại 2010
Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
Hợp đồng mua hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Để đảm bảo an toàn về kinh tế mỗi giao dịch thường được các bên soạn thảo và kí kết các điều khoản hợp đồng mua bán, các bên quy định cụ thể nội dung cũng như dự trù được những rủi ro có thể xảy ra.
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là những mâu thuẫn, bất đồng, xung đột giữa các bên trong việc thực hiện không đúng hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã ghi nhận trong hợp đồng.
Tranh chấp có thể phát sinh từ nội dung của hợp đồng, giải thích hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thường gặp
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thường xảy ra với các nội dung tranh chấp như sau:
a, Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa do bên bán chậm giao hàng
Điều 37 Luật thương mại 2005, sửa đổi 2019 quy định như sau: Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
Việc bên bán giao chậm hàng có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bên mua, dẫn đến phát sinh tranh chấp.
b, Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bên bán giao hàng không đúng chủng loại, số lượng như đã cam kết trong hợp đồng hai bên kí kết
Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.
Các bên thường tranh chấp về hàng hóa không đúng đối tượng, số lượng hàng hóa đã thỏa thuận, về chất lượng hàng hóa không đúng, không đáp ứng được theo tiêu chuẩn, tranh chấp đơn vị tính. Điều này có thể do quy định trong hợp đồng không cụ thể, chi tiết dẫn đến hiểu lầm hoặc do một bên lợi dụng sơ hở để không thực hiện nghĩa vụ.Để hạn chế tranh chấp, khi kí kết hợp đồng, hai bên cần thỏa thuận cụ thể về:
- Đối tượng của hợp đồng
- Chất lượng hàng hóa, số lượng, trọng lượng
- Chỉ tiêu kĩ thuật, tiêu chí áp dụng.
c, Tranh chấp do bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán
Điều 50 Luật thương mại 2005, sửa đổi 2019 quy định như sau: Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận. Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật..Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hóa mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra.
Việc bên mua chậm nghĩa vụ thanh toán do ý chỉ chủ quan của bên mua sẽ dẫn đến tranh chấp, xung đột với bên bán. Hậu quả của vi phạm này có thể dẫn đến việc bên bán có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, hoặc trách nhiệm chịu phạt hợp đồng, chịu lãi chậm trả bên mua,..
d, Do bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Điều 303 Luật thương mại quy định điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường như sau:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng
- Có thiệt hại thực tế xảy ra
- Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các bên thường xảy ra tranh chấp trong vấn đề xác định mức bồi thường cho bên bị vi phạm, đặc biệt là phát sinh trách nhiệm với bên thứ ba.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng thương lượng
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ ba nào.
Phương thức giải quyết tranh chấp này được thực hiện thông qua việc các bên tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết những bất đồng phát sinh mà không cần có sự hiện diện của bên thứ ba để trợ giúp hay ra phán quyết.
Quá trình thương lượng giữa các bên cũng không chịu sự ràng buộc của bất kỳ nguyên tắc pháp lý hay quy định mang tính khuôn mẫu của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp.
Việc thực hiện kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bên tranh chấp mà không có bất kì cơ chế pháp lý nào bảm đảm việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng hòa giải
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP: Hòa giải thương mại là là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp.
Hòa giải tại trung tâm hòa giải (hòa giải thương mại)
Ưu điểm:
- Không bị gò bó, tiết kiệm về thời gian chi phí
- Thông tin các bên được bảo mật, trừ tường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
Nhược điểm
Hoà giải viên không được đưa ra quyết định ràng buộc hay áp đặt các bên khi giải quyết tranh chấp. Theo quy định tại Điều 9, Điều 14 Nghị định 22/2017/NĐ-CP thì Hòa giải viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên. Do đó, hòa giải tại Trung tâm hòa giải thương mại chỉ mang tính chất trung gian, hiện không có quy định nào bắt buộc về việc hòa giải nên trung tâm hòa giải thương mại không có quyền tài phán. Đây là nhược điểm lớn nhất khi lựa chọn phương thức giải quyết bằng hòa giải tại Trung tâm hòa giải.
Hòa giải bằng Trọng tài thương mại
Ưu điểm
- Thông tin các bên được bảo mật tuyệt đối
- Doanh nghiệp được thỏa thuận về thời gian, địa điểm, trọng tài viên phù hợp, ngôn ngữ, luật giải quyết tranh chấp…
Hạn chế
- Chi phí cao
- Tính cưỡng chế thi hành của Trọng tài không cao bằng Tòa án. Do phán quyết trọng tài là chung thẩm, nên trong trường hợp Trọng tài đưa ra phán quyết không chính xác sẽ gây ra hậu quả không đáng có cho các bên. Các bên có thể đề nghị hủy phán quyết tại Tòa án nhưng sẽ dẫn đến việc mất thời gian, chi phí, công sức hơn
Thủ tục giải quyết:
- Bên nguyên đơn nộp đơn khởi kiệnvà tài liệu chứng cứ đi kèm;
- Sau khi Nguyên đơn nộp đơn khởi kiện đến Trọng tài thì phía Bị đơn sẽ nộp bản tự bảo vệ hoặc kiện lại nguyên đơn gửi đến Trung tâm trọng tài thương mại;
- Trung tâm trọng tài thương mại tiến hành thành lập Hội đồng trọng tài để mở phiên họp giải quyết tranh chấp;
- Sau khi kết thúc phiên họp giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài sẽ đưa ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng Tòa án
Ưu điểm, hạn chế
So với các phương thức giải quyết tranh chấp nêu trên, giải quyết tranh chấp bằng tòa án được coi là có thủ tục chặt chẽ, mang tính quyền lực nhà nước, có giá trị thi hành cao, chi phí thấp. Tuy nhiên, giải quyết bằng Tòa án thì thời gian dài, ảnh hương đến công việc của các bên.
Thủ tục:
- Bên khởi kiện sẽ gửi đơn khởi kiện đến Tòa án cấp quận/huyện nơi bị đơn là cá nhân cư trú hoặc tổ chức có trụ sở làm việc;
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện, nếu hồ sơ hợp lệ, Tòa án có thẩm quyền sẽ ra thông báo nộp tạm ứng án phí cho người nộp đơn;
- Sau khi người nộp đơn khởi kiện đã nộp tạm ứng án phí, Tòa án có thẩm quyền sẽ thụ lý vụ án;
- Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự ;
- Tòa án ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. Chúng tôi hi vọng bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho độc giả khi muốn tìm hiểu về hợp đồng mua bán hàng hóa.
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng của OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park View, Số 3 đường Vũ Phạm Hàm, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận