Bất động sản luôn là một ngành tiềm năng và hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, quy định thành lập doanh nghiệp FDI kinh doanh bất động sản còn khá phức tạp. Hiểu được điều này, OTIS LAWYERS sẽ chia sẻ các quy định hiện hành về vấn đề này đầy đủ nhất!
Căn cứ pháp lý
- Luật kinh doanh bất động sản 2014.
- Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020.
- Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020.
- Nghị định 31/2021 hướng dẫn Luật đầu tư 2020
Điều kiện để doanh nghiệp FDI kinh doanh bất động sản
Theo quy định của Luật Đầu tư 2020, khi nhà đầu tư thành lập công ty vốn nước ngoài kinh doanh bất động sản không bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ tối thiểu 20 tỷ như trước đây, mà hoàn toàn có thể đăng ký số vốn điều lệ theo nhu cầu.
Tuy nhiên cần chú ý tới phạm vi kinh doanh của công ty kinh doanh bất động sản có vốn nước ngoài tại Việt Nam. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì doanh nghiệp FDI kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau đây:
- Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;
- Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;
- Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
- Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;
- Đối với đất thuê trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.
Theo đó, doanh nghiệp FDI chỉ được kinh doanh bất động sản với 05 hình thức nêu trên, không được phép kinh doanh bất động sản với hình thức khác.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI kinh doanh bất động sản
Bước 1: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư
Tùy vào quy mô, đặc điểm của dự án đầu tư mà quyết định chủ trương đầu tư sẽ do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc UBND cấp tỉnh chấp thuận.
Bước 2. Xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Cơ quan có thẩm tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp phép:
Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp phép đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp phép đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Bên cạnh đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng có thẩm quyền cấp đối với các dự án đầu tư sau:
- Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.
- Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
- Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Thời gian thực hiện dự kiến: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Hồ sơ thực hiện:
+) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư theo mẫu
+) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư: đối với nhà đầu tư cá nhân là Hộ chiếu/ Nhà đầu tư pháp nhân là Giấy phép kinh doanh/quyết định thành lập và Điều lệ công ty
+) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
+) Đề xuất dự án đầu tư gồm:
- Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
- Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
+) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
+) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
Bước 3. Thành lập doanh nghiệp FDI kinh doanh bất động sản
- Cơ quan cấp phép: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Thời gian thực hiện: 03 ngày làm việc.
- Hồ sơ thực hiện:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên (Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên), Danh sách cổ đông (Đối với công ty cổ phần).
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn thành lập công ty.
- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật.
Bước 4. Khắc dấu pháp nhân
Sau khi thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành khắc dấu. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp không cần thông báo mẫu dấu lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp mà có thể sử dụng luôn.
Bước 5. Mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà đầu tư nước ngoài cần góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Do đó, ngay sau khi thành lập công ty nhà đầu tư cần tiến hành mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp. Mặc dù Luật đầu tư 2020 đã bỏ điều kiện về vốn pháp định 20 tỷ đồng đối với kinh doanh bất động sản tuy nhiên nhà đầu tư cần xác định được số vốn hợp lý để không ảnh hưởng đến việc kinh doanh khi công ty đi vào hoạt động.
Bước 6. Hoàn thành các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp FDI
Sau khi thành lập công ty nhà đầu tư tiến hành các thủ tục đăng ký mua chữ số, nộp thuế môn bài, kê khai thuế môn bài, phát hành hóa đơn, kê khai thuế,…
Trên đây là tư vấn của OTIS LAWYERS về thành lập danh nghiệp FDI kinh doanh bất động sản theo quy định hiện hành. Rất mong bài viết nguồn tham khảo hữu ích cho quý bạn đọc!
>>>Xem thêm: 25 ngành nghề nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư tại Việt Nam
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận