Một doanh nghiệp khi kinh doanh không phải lúc nào cũng chỉ có lãi mà không bị lỗ. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp mà bị lỗ thì được quyền chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo. Cùng OTIS LAWYERS tìm hiểu chi tiết hơn về chuyển lỗ là gì trong bài viết dưới đây.
Chuyển lỗ là gì?
Mỗi doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh không phải lúc nào cũng có lợi nhuận mà có thể bị lỗ. Về mặt kinh tế, doanh nghiệp phát sinh lỗ khi trong quá trình sản xuất, kinh doanh khi chi phí đầu vào bỏ ra quá lớn so với những gì mà doanh nghiệp thu lại được. Theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo.
Doanh nghiệp chỉ thực hiện chuyển lỗ khi phát sinh số lãi trong kỳ. Số lỗ được chuyển tối đa bằng số lãi kỳ hiện tại. Số lỗ được chuyển tối đa bằng số lãi kỳ hiện tại.
Ý nghĩa của chính sách chuyển lỗ
Chuyển lỗ có ý nghĩa là gì? Chuyển lỗ là chính sách đảm bảo sự công bằng, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và Nhà nước. Mỗi doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh không phải lúc nào cũng có lợi nhuận mà có thể bị lỗ. Các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thua lỗ sẽ được Nhà nước bù đắp bằng cách giảm số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp khi có lãi.
Quy định này có ý nghĩa cho việc hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn, giảm gánh nặng tài chính, tích lũy được nguồn vốn để tái đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Cách xác định lỗ khi tính thuế TNDN
Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang
(Khoản 1, Điều 9, Thông tư 78/2014/TT-BTC)
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập tính thuế | = | Thu nhập chịu thuế | – | Thu nhập được miễn thuế | + | Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định |
(Khoản 1, Điều 4, Thông tư 78/2014/TT-BTC)
Trong đó, thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế | = | Doanh thu | – | Chi phí được trừ | + | Các khoản thu nhập khác |
Như vậy, Lãi hay lỗ hoạt động kinh doanh được xác định bằng công thức sau:
Lãi/Lỗ | = | Doanh thu | – | Chi phí được trừ | + | Các khoản thu nhập khác | – | Thu nhập được miễn thuế |
- Trường hợp kết quả công thức trên lớn hơn 0 tức là doanh nghiệp có lãi. Lúc này, kế toán kết chuyển lỗ (nếu có) để xác định thu nhập tính thuế như quy định tại Khoản 1, Điều 4, Thông tư 78/2014/TT-BTC.
- Trường hợp kết quả công thức trên nhỏ hơn 0, doanh nghiệp có lỗ, khi đó, doanh nghiệp không phải nộp thuế TNDN.
Nguyên tắc chuyển lỗ giữa các năm là gì?
Hàng năm kế toán phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cuối năm. Sau khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp mà kết quả kinh doanh bị lỗ. Thì:
+ Kế toán thực hiện kết chuyển toàn bộ số lỗ vào thu nhập của kỳ tiếp theo.
+ Chỉ được phép kết chuyển lỗ của kỳ trước nếu kỳ này có lãi
+ Phải thực hiện chuyển số lỗ phát sinh toàn bộ và liên tục. Tuy nhiên số lỗ phát sinh kỳ trước được kết chuyển không vượt quá số lãi của kỳ này.
+ Số lỗ được chuyển giữa các quý trong một năm với nhau và giữa các năm với nhau.
+ Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm (kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ). Nếu để quá thời hạn 5 năm mà số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo sau đó.
Ví dụ để các bạn hiểu rõ hơn về nguyên tắc chuyển lỗ giữa các năm
Công ty X có số liệu như sau:
– Năm 2018 Công ty X có khoản lỗ phát sinh trong kỳ là 1,5 tỷ đồng.
– Năm 2019 Công ty X lãi 800 triệu đồng.
Như vậy, theo nguyên tắc chuyển lỗ trên thì toàn bộ số lỗ phát sinh của năm 2018 sẽ được kết chuyển toàn bộ vào thu nhập của năm 2019. Tuy nhiên năm 2019 chỉ phát sinh số lỗ là 800 triệu đồng, nên năm 2019 kế toán chỉ được kết chuyển tối đa 800 triệu đồng vào thu nhập của năm 2019. Còn lại 700 triệu sẽ dùng để kết chuyển vào các năm tiếp theo nếu phát sinh lãi.
Nguyên tắc chuyển lỗ giữa các quý trong năm như thế nào?
Trước đây hàng quý doanh nghiệp sẽ phải thực hiện kê khai và nộp tờ khai tạm tính thuế TNDN.
Đồng thời đối với quy định về kết chuyển lỗ
“Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.”
Tuy nhiên từ ngày 15/11/2014 theo quy định tại Điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC đã bỏ quy định phải lập tờ khai thuế TNDN tạm tính, thay vào đó chỉ cần nộp tiền thuế TNDN tạm tính chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý làm việc tiếp theo của quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Như vậy, hiện tại kế toán vẫn thực hiện tạm tính thuế TNDN như bình thường nhưng không phải nộp tờ khai. Nên các bạn vẫn thực hiện kết chuyển giữa các quý với nhau:
– Năm 2018 Công ty có lãi.
– Quý I/2019: Công ty có số lỗ phát sinh tạm tính là 20 triệu đồng.
– Quý II/2019: Lãi 5 triệu đồng thì Công ty được phép kết chuyển chuyển số lỗ tối đa sang quý 2 bằng số lãi của quý 2 là 5 triệu đồng. Như vậy quý 2 sẽ không phát sinh số thuế TNDN tạm tính phải nộp.
– Quý III/2019: Lãi phát sinh là 10 triệu đồng. Công ty sẽ được chuyển tối đa 10 triệu sang quý 3 và Công ty không phát sinh thuế TNDN.
– Quý IV/2019: phát sinh lãi 20 triệu, Công ty chuyển nốt lỗ phát sinh từ quý 1 còn lại 5 triệu sang doanh thu của quý 4. Doanh nghiệp tính thuế TNDN trên số lãi 15 triệu sau khi trừ số lỗ kết chuyển.
Chuyển lỗ trong trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền, số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và bù trừ vào thu nhập cùng năm của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất hoặc được tiếp tục chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận