Đối với những nhà đầu tư mới tiếp cận với thị trường chứng khoán, họ sẽ bắt gặp rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành mới mẻ nhưng cũng rất khó hiểu. Trong phạm vi bài viết này, OTIS LAWYERS sẽ giải thích cho quý bạn đọc về thuật ngữ niêm yết chứng khoán và cung cấp một số những thông tin liên quan đến thuật ngữ này để giúp bạn hiểu rõ hơn!
Niêm yết chứng khoán là gì?
Niêm yết chứng khoán (Tiếng Anh: Listing of Securities) là việc Sở giao dịch chứng khoán chấp nhận cho công ty phát hành có chứng khoán được phép niêm yết trên sàn giao dịch, với điều kiện công ty đó đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực về định lượng cũng như định tính mà Sở giao dịch chứng khoán đề ra.
Nói cách khác, niêm yết tức là đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch. Với điều kiện công ty phát hành phải có sự ràng buộc và ký kết hợp đồng với Sở giao dịch. Ngoài ra, công ty này còn phải đảm bảo có đủ điều kiện về mặt pháp lý. Từ đó, Sở Giao dịch mới cho phép công ty này được niêm yết trên sàn
Các hình thức niêm yết chứng khoán
Niêm yết lần đầu
Tiếng Anh: Initial Listing
Đây là loại niêm yết mà chứng khoán của doanh nghiệp phát hành được đăng ký niêm yết giao dịch chứng khoán lần thứ nhất một khi phát hành ra công chúng, khi tổ chức này đáp ứng được các chuẩn mực về niêm yết mà Sở giao dịch chứng khoán đề ra.
Niêm yết bổ sung
Tiếng Anh: Additional Listing
Niêm yết bổ sung là quá trình chấp nhận của Sở giao dịch chứng khoán cho một doanh nghiệp niêm yết được niêm yết các cổ phiếu mới phát hành với mục tiêu tăng vốn hay vì các mục đích khác như sáp nhập, chi trả cổ tức, thực hiện các trái quyền hoặc thực hiện các trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu…
Niêm yết thay đổi
Tiếng Anh: Change Listing
Là loại niêm yết được thực hiện khi công ty niêm yết thay đổi tên chứng khoán giao dịch, khối lượng, mệnh giá hoặc tổng giá trị chứng khoán được niêm yết của mình.
Niêm yết lại
Tiếng Anh: Reslisting
Là việc cho phép một công ty phát hành được tiếp tục niêm yết trở lại các chứng khoán trước đó đã bị huỷ bỏ niêm yết vì các lí do không đáp ứng được các chuẩn mực duy trì niêm yết.
Niêm yết cửa sau
Tiếng Anh: Back door Listing
Là loại niêm yết mà một doanh nghiệp niêm yết chính thức sáp nhập, liên kết hoặc tham gia vào hiệp hội với một đơn vị, nhóm không niêm yết. Các tổ chức không niêm yết này lấy được quyền làm chủ tổ chức niêm yết.
Niêm yết toàn phần và niêm yết từng phần
Tiếng Anh: Dual Listing and Partial listing
Niêm yết toàn phần là việc niêm yết toàn bộ các cổ phiếu sau khi đã phát hành ra công chúng, trên một Sở giao dịch chứng khoán nội địa hoặc nước ngoài.
Niêm yết từng phần là việc niêm yết một phần trong tổng số chứng khoán đã phát hành ra công chúng của lần phát hành đó, phần còn lại không hoặc chưa được niêm yết.
Niêm yết từng phần thường xảy ra ở các doanh nghiệp lớn do Chính phủ làm chủ, phần chứng khoán phát hành ra thị trường do các nhà đầu tư cá nhân nắm và duy trì được niêm yết, còn phần nắm giữ của Chính phủ hoặc tổ chức đại diện cho Chính phủ nắm giữ không được niêm yết.
Ưu và nhược điểm của việc niêm yết chứng khoán
Ưu điểm
Việc niêm yết trên Sở Giao dịch sẽ giúp những công ty phát hành có những lợi thế sau:
- Dễ dàng huy động được vốn thông qua nhiều cách khác nhau. Bởi vì họ đã có sự minh bạch và rõ ràng nhất định trên thị trường chứng khoán.
- Làm tăng uy tín của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh cho những doanh nghiệp đó.
- Các loại chứng khoán này thường sẽ có tính thanh khoản cao hơn. Bới nếu ví thị trường chứng khoán như một “cái chợ” thì chứng khoán niêm yết sẽ là mặt hàng được trao đổi nhanh chóng và dễ dàng hơn bất kỳ mặt hàng nào khác.
- Nhờ sự ràng buộc về mặt luật pháp của chứng khoán niêm yết mà các công ty có xu hướng quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn. Bởi sức ép của các nhà đầu tư, của công chúng làm cho các công ty này khó có thể lơ là trong việc quản lý.
- Giá trị của những công ty niêm yết sẽ được đánh giá và bộc lộ rõ ràng hơn. Hay nói cách khác là những giá trị đó sẽ được thị trường đánh giá cụ thể là bao nhiêu. Từ đó giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn. Và hơn hết là có thể đưa ra những lựa chọn sáng suốt nhất.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm đã đề cập trên, thì việc niêm yết chứng khoán luôn tồn tại một số hạn chế nhất định. Chẳng hạn:
Lộ thông tin
Khi niêm yết lên sàn giao dịch thì mọi thông tin của doanh nghiệp đều phải được công bố với công chúng. Chính vì vậy, nó gây bất lợi cho công ty phát hành. Bởi vì phải luôn trong tình trạng công khai thông tin. Điều này tạo ra nguy cơ làm lộ các thông tin quan trọng cho các đối thủ. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Có thể phải đối mặt với rủi ro vi phạm pháp luật
Do tính chất ràng buộc về mặt pháp lý khá cao. Nên các công ty niêm yết luôn có nguy cơ vướng phải vòng lao lý nếu như không thận trọng. Nhất là trong công tác kinh doanh và đầu tư.
Tăng thêm chi phí
Do hàng năm phải tổ chức nhiều cuộc họp để công bố thông tin cho đại chúng. Hay việc thuê công ty kiểm toán, thiết lập phòng quan hệ để làm việc với cổ đông… Nên những doanh nghiệp niêm yết sẽ phải tăng thêm rất nhiều chi phí phát sinh.
Dịch vụ tư vấn về tài chính - kế toán của OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn về tài chính - kế toán. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận