Hoạt động nhượng quyền thương mại diễn ra rất sôi động tại thị trường Việt Nam vì đem lại những lợi ích rất lớn cho nhà đầu tư, tuy nhiên cũng có nhiều rủi ro. Chính vì vậy, trong bài viết này OTIS LAWYERS sẽ phân tích một số thuận lợi và những thách thức khi doanh nghiệp Việt Nam nhận nhượng quyền thương mại.
Nhượng quyền thương mại là gì?
Căn cứ Điều 284 Luật Thương mại năm 2005:
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Đặc điểm của nhượng quyền thương mại
Từ định nghĩa trên và các quy định pháp luật quy định tại luật thương mại có thể thấy nhượng quyền thương mại có các đặc điểm sau:
Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng có mỗi quan hệ mật thiết hỗ trợ nhau. Đặc điểm này được thể hiện rõ ngay khi hai bên ký kết hợp đồng, bên chuyển nhượng sẽ tiến hành hỗ trợ bên nhận chuyển nhượng đào tạo nhân lực, kỹ thuật bên nhận chuyển nhượng. Bên nhận chuyển nhượng chịu sự kiểm soát chặt chẽ bởi bên chuyển nhượng: Để đảm bảo tính thống nhất cùng với chất lượng sản phẩm của của toàn hệ thống đảm bảo uy tín và thương hiệu của mình bên chuyển nhượng luôn giám sát, kiểm tra sâu sát (kiểm tra định kì, đột xuất) hoạt động của bên nhận chuyển nhượng. Hoạt động kinh doanh theo mô hình thống nhất và thống nhất về lợi ích, các chuỗi cửa hàng hoạt động theo một hệ thống nhất quán về mọi hoạt động nhằm duy trì uy tín và hình ảnh, lợi ích của các lên quan hệ mật thiết như khi áp ụng một chiến lược dù đem lại hiệu quả hay thất bại thì các hệ thống nhận chuyển nhượng cũng sẽ chịu ảnh hưởng.
Điều kiện để nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, để thực hiện được hình thức nhượng quyền thương mại theo quy định, bên nhượng quyền cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 1 năm; đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.
Ngoài ra, bên nhượng quyền thương mại có trách nhiệm phải cung cấp bản sao hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu và bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại của mình cho bên dự kiến nhận quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại nếu các bên không có thỏa thuận khác. Các nội dung bắt buộc của bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại do Bộ Thương mại quy định và công bố.
Khi đáp ứng đủ các điều kiện trên, bên nhượng quyền thương mại nếu là nhượng quyền trong nước hoặc nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài thì không cần phải qua thủ tục đăng ký. Những trường hợp còn lại, bên nhượng quyền thương mại phải thực hiện việc đăng ký nhượng quyền thương mại.
Như vậy, so với trước kia, việc đăng ký đã thông thoáng hơn rất nhiều, cụ thể là chỉ có các đối tượng nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam mới phải thực hiện việc đăng ký trong khi đó các đối tượng nhượng quyền thương mại là nhượng quyền trong nước và nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài thì chỉ phải phải thực hiện chế độ báo cáo với Sở Công thương. Quy định này đã tạo điều kiện cho các thương nhân Việt Nam dễ dàng tiếp cận và đưa thương hiệu của Việt Nam mở rộng không chỉ trong nước mà còn đến với thị trường quốc tế hơn.
Về phía bên được nhận quyền thương mại, điều kiện để bên nhận quyền được phép thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại là bên nhận quyền phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
Thuận lợi của doanh nghiệp Việt khi nhận nhượng quyền thương mại
Sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền
Khi bạn nhận quyền kinh doanh từ bên cho nhượng quyền bạn sẽ tận dụng được thương hiệu đó để tiếp tục đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng nhiều hơn. Được phép sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền. Bạn thừa biết việc tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm sẽ mất một thời gian khá dài mới có thể tạo dựng nên, bên nhượng quyền đã phải mất rất nhiều công sức và thời gian để tạo dựng lên thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng.
Tận dụng được nguồn nhân lực
Lợi ích nhượng quyền thương mại mà bạn nhận được đó là tận dụng được tối đa nguồn nhân lực. Khi bạn mua lại quyền kinh doanh, bạn chỉ cần tập trung vào việc điều hành các hoạt động kinh doanh. Còn các vấn đề khác như xây dựng chiến lược quảng bá, tiếp thị hay các quy trình vận hành sẽ do bên nhượng quyền chịu trách nhiệm và chuyển giao cho bên nhận nhượng quyền.
Sự trung thành của người tiêu dùng
Đây là lợi ích to lớn nhất mà bên nhận nhượng quyền thương mại được nhận. Bởi sự trung thành của người tiêu dùng về sản phẩm của bên nhượng quyền sẽ giúp cho việc kinh doanh tốt hơn, mang lại lợi nhuận lớn hơn cho bên nhận quyền.
Áp dụng được mô hình kinh doanh đã thiết lập
Bên nhượng quyền sẽ cung cấp hoạt động hỗ trợ trong quản lý, bao gồm các thủ tục tài chính, những nhân viên đầy kinh nghiệm, hệ thống quy trình quản lý. Bên nhượng quyền sẽ giúp đỡ cho bên nhận quyền vượt qua được giai đoạn khó khăn khi áp dụng mô hình kinh doanh đã được bên nhượng quyền thiết lập trước đó.
Những rủi ro khi doanh nghiệp Việt Nam nhận nhượng quyền thương mại
Thứ nhất, rủi ro vốn
Bên nhận chuyển nhượng tại Việt Nam vẫn phải đối mặt với những khó khăn như: nhu cầu và phân khúc khách hàng tại Việt Nam khác nước ngoài ít nhiều cho nên kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam phải linh động ᴠà sáng tạo, việc đem cách nhượng quyền áp dụng cứng nhắc tại Việt Nam có thể không đem lại hiệu quả mà còn nhận rủi ro. Thêm vào đó, số vốn ban đầu doanh nghiệp bỏ ra để nhận nhượng quyền, phí đầu tư cho cửa hàng, chi phí đào tạo ... là khá lớn còn phải cạnh tranh cùng các đơn vị khác cùng hệ thống.
Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây khoảng thời gian trà sữa rất thịnh hành tại Việt Nam, không khó thấy các cửa hàng nhượng quyền trà sữa mọc lên như nấm ở khắp mọi nơi như Mixue, Tocotoco, Ding Tea, … Tuy nhiên, cùng với sự bão hòa của thị trường một số thương hiệu đã không trụ được như Uber, Chattime…
Thứ hai, bị kiểm soát, chi phối lệ thuộc vào bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, sáng chế, thậm chí khống chế thu nhập.
Bên nhận chuyển nhượng cũng phải đáp ứng tuân thủ và chấp nhận sự kiểm soát của bên chuyển nhượng với các vấn đề kinh doanh nguyên liệu, chất lượng sản phẩm, quy trinh sản xuất, vận hành, marketing … và không được tự do quyết định các hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, bên chuyển nhượng quyền còn có quyền nắm giữ quyền hành cũng như thỏa thuận giá cả. Vì bên nhượng quyền luôn muốn hệ thống được vận hành thống nhất nhằm duy trì uy tín và chất lượng của hệ thống, mọi thay đổi về sản phẩm, chiến dịch marketing… đều phải hỏi ý kiến và xin sự chấp thuận từ bên chuyển nhượng.
Ngoài kiểm soát hoạt động kinh doanh, bên nhận chuyển nhượng còn phải nộp một khoản chi phí cố định, mà bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền để sử dụng thương hiệu, phương thức hoạt động, mô hình kinh doanh từ đơn vị nhượng quyền (franchise fee) và khoản hoa hồng định kỳ hàng tháng theo phần trăm doanh thu chi phí được trả cho việc duy trì, sử dụng thương hiệu và các quyền lợi khác (loyalty fee). Do đó, bên nhận chuyển nhượng cần cân đối thu nhập của mình để trả các khoản phí này.
Dịch vụ tư vấn luật sở hữu trí tuệ của OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn sở hữu trí tuệ. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 098774811
Bình luận