Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về nhãn hiệu tập thể? Cùng OTIS LAWYERS tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lí
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019
Nhãn hiệu tập thể là gì?
Khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009,2019 quy định:
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tập thể
Nhãn hiệu tập thể được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái; từ ngữ; hình vẽ; hình ảnh; kể cả hình ba chiều; hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Quyền đăng kí
Khoản 3 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 quy định:
Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Hồ sơ đăng kí nhãn hiệu tập thể
Hồ sơ đăng kí gồm các tài liệu sau:
- Mẫu nhãn hiệu đăng ký (cần được thể hiện rõ nét màu sắc, đường nét thiết kế, hình khối, kích thước nhãn hiệu tối đa 8x8cm, tối thiểu 2x2cm).
- Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- Giấy uỷ quyền (nếu ủy quyền cho người khác đăng ký thay);
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Quy chế cần có những nội dung sau:
-
- Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;
- Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
- Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
- Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
- Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm);
- Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý cho đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể
Thời hạn thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ thông thường khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị hồ sơ như trên
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc gửi qua bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện của cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 3. Thẩm định hình thức đơn
Thẩm định hình thức đơn để xem xét đơn có hợp lệ hay không. Thời gian thẩm định là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn
Bước 4. Công bố đơn
Đơn sẽ được công bố tại Công báo sở hữu công nghiệp trong thời gian 02 tháng kể từ ngày có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
Bước 5. Thẩm định nội dung đơn
Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Bước 6: Cấp/ từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng;
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu tập thể
Hiệu lực của văn bằng bảo hộ là mười năm kể từ ngày nộp đơn. Có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu đó.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nhãn hiệu tập thể. Chúng tôi hi vọng rằng đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho độc giả khi muốn tìm hiểu các định của pháp luật về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ của OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn sở hữu trí tuệ. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận