Khi tiến hành thủ tục ly hôn, hai bên vợ chồng không tránh khỏi phát sinh tranh chấp quyền nuôi con, vì ai cũng muốn được là người trực tiếp nuôi dưỡng con mình. Vậy hiện nay, pháp luật quy định giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn như thế nào? Cùng OTIS LAWYERS tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này trong bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
Điều 81 Luật HNGĐ quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn
Nếu muốn giành quyền nuôi con phải chứng minh các điều kiện như:
- Điều kiện về tài chính: để nuôi dưỡng con cái tốt nhất thì người nuôi dưỡng cần có điều kiện kinh tế vững chắc để đảm bảo cho con được phát triển tốt. Điều kiện tài chính gồm thu nhập , nhà ở,..
- Đạo đức, nhân phẩm: Người nuôi dưỡng con phải có đạo đức, nhân phẩm tốt, không được thực hiện các hành vi bạo lực gia đình đối với con cái để đảm bảo con được sống trong môi trường lành mạnh và được giáo dục tốt.
- Thời gian chăm sóc, giáo dục con cái: Thời gian chăm sóc con cái là cần thiết và luôn được chú trọng đối với việc nuôi dạy, giáo dục trẻ để phát triển tốt nhất.
- Các điều kiện khác như nơi ăn, ở, đi lại học tập của con và yếu tố tinh thần như điều kiện vui chơi, giải trí giúp con phát triển lành mạnh, trong sáng.
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có thể bị thay đổi nếu có một trong các căn cứ sau:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn
Căn cứ vào khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, vấn đề tranh chấp về quyền nuôi con sau khi ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp này theo điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Khi muốn giải quyết tranh chấp một bên vợ hoặc chồng phải có đơn khởi kiện gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền.
Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn
Trường hợp thỏa thuận được quyền nuôi con
Trường hợp vợ chồng thỏa thuận được quyền nuôi con, thì yêu cầu Tòa án công nhận thỏa thuận như sau:
- Vợ/chồng lập văn bản thỏa thuận về quyền nuôi con sau khi ly hôn.
- Nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận về quyền nuôi con. (mẫu đơn yêu cầu thỏa thuận nuôi con)
- Tòa án xem xét hồ sơ, kiểm tra về điều kiện nuôi dưỡng của cha mẹ. Nếu xét thấy việc thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với lợi ích của con thì Tòa án sẽ ra quyết định về việc thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn.
Trường hợp không thỏa thuận được quyền nuôi con
Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì thủ tục giải quyết tại Tòa án được thực hiện như sau:
- Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền nơi bị đơn đang cư trú, làm việc.
- Tòa án xem xét đơn. Nếu đơn hợp lệ, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án, ra thông báo thụ lý để người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí.
- Người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí đến Tòa án đang giải quyết đơn.
- Tòa án thực hiện xác minh hồ sơ, chứng cứ tiến hành hòa giải.
- Mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu không đồng ý với bản án/quyết định của Tòa thì một trong các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định.
Thời hạn giải quyết đòi lại quyền nuôi con từ 04 – 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định tại (Điều 203 BLTTDS 2015).
Quyền và nghĩa vụ của người đòi lại quyền nuôi con sẽ phát sinh kể từ khi bản án/quyết định của Tòa không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn. Chúng tôi hi vọng rằng đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho độc giả khi muốn tìm hiểu các định của pháp luật về ly hôn cũng như tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn.
>>>>> Xem thêm: Quy định pháp luật hiện hành về LY HÔN
Dịch vụ tư vấn ly hôn của OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn ly hôn. Mọi vấn đề liên quan đến ly hôn của khách hàng như: tranh chấp chia tài sản, tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn, ly hôn đơn phương,... đều sẽ được giải quyết. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park View, Số 3 đường Vũ Phạm Hàm, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận