Đơn phương chấm dứt và hủy bỏ hợp đồng là hai trường hợp hoàn toàn khác nhau và có thể dẫn tới những hệ quả pháp lý khác nhau. Trong bài viết dưới đây, OTIS LAWYERS sẽ chia sẻ tới quý khách hàng về sự khác biệt giữa đơn phương chấm dứt và hủy bỏ hợp đồng dân sự theo quy định pháp luật hiện hành!
Hủy bỏ hợp đồng
Hủy bỏ hợp đồng là gì?
Hợp đồng bị hủy bỏ là hợp đồng đã được giao kết nhưng bị coi là không còn hiệu lực thực hiện nữa. Nói cách khác, sự hủy bỏ hợp đồng chỉ là một thể thức bồi thường bằng hiện vật các thiệt hại gây ra bởi không thi hành nghĩa vụ.
Hủy bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ hợp đồng toàn bộ và hủy bỏ bỏ hợp đồng một phần. Hủy bỏ hợp đồng toàn bộ là việc một bên vi phạm hợp đồng thuộc các trường hợp được hủy bỏ hợp đồng dẫn đến việc bên kia bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần các nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng, các phần còn lại vẫn còn hiệu lực.
Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng
Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ pháp lý
Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng khi:
- Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
- Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
- Không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một khoảng thời gian hợp lý;
- Một bên không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không đạt được;
- Một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại.
Nếu một trong các bên tuyên bố hủy bỏ hợp đồng mà không dựa trên các căn cứ trên thì xem như là vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan.
Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng có căn cứ pháp lý
Khi việc hủy bỏ hợp đồng có giá trị pháp lý, thỏa mãn các điều kiện, yêu cầu luật định thì làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với các bên, cụ thể:
Thứ nhất, hợp đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật.
Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.
Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Thứ ba, bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.
Thứ tư, hậu quả liên quan đến quyền nhân thân khi hợp đồng bị hủy bỏ: Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan quy định.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể được một trong các bên thực hiện khi:
– Khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng;
– Do các bên thỏa thuận về điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng;
– Do pháp luật quy định về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể do sự vi phạm hợp đồng của một bên hoặc là ý chí chủ quan của bên thực hiện quyền đơn phương, không muốn tiếp tục tham gia hợp đồng. Đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng quy định tại Khoản 1 của Điều Luật thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại.
Và theo căn cứ tại Khoản 5 tại Điều luật, những trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng khác so với các trường hợp tại Khoản 1 này thì được coi là vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng. Lúc đó được hiểu bên đơn phương chấm dứt hợp đồng không phải đang thực hiện quyền đơn phương của mình mà là bên vi phạm nghĩa vụ dân sự.
Các quy định phải tuân thủ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng
Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Đây là quy định bắt buộc, giống với hủy bỏ hợp đồng, theo đó bên đơn phương phải thông báo ngay cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng. Theo quy định này, việc chấm dứt hợp đồng do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý kể cả khi có hoặc không có thông báo cho bên kia, việc không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì chỉ phải bồi thường chứ không làm ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng.
Thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thời điểm chấm dứt của hợp đồng. Khi hợp đồng chấm dứt, các bên không phải tiếp tục thực hiện hợp nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp, phần nghĩa vụ đã thực hiện vẫn có giá trị với các bên, vì vậy bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
Phân biệt đơn phương chấm dứt và hủy bỏ hợp đồng dân sự
STT | Tiêu chí | Hủy bỏ hợp đồng | Đơn phương chấm dứt hợp đồng |
1 | Căn cứ pháp lý | Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015 | Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 |
2 | Các trường hợp | - Do chậm thực hiện nghĩa vụ - Do không có khả năng làm - Do tài sản bị hư hại, bị hỏng, bị mất | - Khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng - Do hai bên thỏa thuận - Do pháp luật quy định |
3 | Điều kiện áp dụng | Phải có sự vi phạm hợp đồng và đây cũng là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng | Không bắt buộc phải có sự vi phạm hợp đồng bởi hai bên có thể thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định |
4 | Hậu quả | - Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận - Hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ đi chi phí | - Hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt - Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nữa |
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng của OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong việc tư vấn giải quyết tranh chấp các loại hợp đồng. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới các nhà đầu tư dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận