• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
    • Tư vấn Luật Đầu tư
    • Giấy phép lao động, thẻ tạm trú, visa, giấy phép con
    • Kế toán -Thuế doanh nghiệp
    • Tư vấn Luật Dân sự
    • Tư vấn Luật Đất đai, Nhà ở
    • Tư vấn Luật Hôn nhân và Gia đình
    • Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn Pháp lý cho Doanh nghiệp
    • Tư vấn Luật Hình sự
    • Tư vấn Luật Lao động - Bảo hiểm
  • Nhân Sự
  • Tin tức
  • Khách hàng
    • Câu chuyện khách hàng
    • Tư vấn tình huống
  • Liên hệ
  • Tiếng ViệtTiếng Việt
  • EnglishEnglish
  • KoreanKorean
  • ChinaChinese
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ+
    • Tư vấn Luật Đầu tư
    • Giấy phép lao động, thẻ tạm trú, visa, giấy phép con
    • Kế toán -Thuế doanh nghiệp
    • Tư vấn Luật Dân sự
    • Tư vấn Luật Đất đai, Nhà ở
    • Tư vấn Luật Hôn nhân và Gia đình
    • Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn Pháp lý cho Doanh nghiệp
    • Tư vấn Luật Hình sự
    • Tư vấn Luật Lao động - Bảo hiểm
  • Nhân Sự
  • Tin tức
  • Khách hàng+
    • Câu chuyện khách hàng
    • Tư vấn tình huống
  • Liên hệ
Tiếng ViệtEnglishKoreanChina
  1. Trang chủ
  2. Dịch vụ
  3. CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM

CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM

-
Tóm tắt nội dung:

Trong quá trình tiến hành hoạt động thương mại, việc xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp thương mại là việc không thể tránh khỏi. Vậy theo quy định pháp luật Việt Nam thì các bên tranh chấp có thể lựa chọn những phương thức giải quyết tranh chấp thương mại nào? Nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan về vấn đề, OTIS LAWYERS xin gửi đến quý bạn đọc bài viết dưới đây. 

Cơ sở pháp lý

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Luật thương mại 2005

Luật trọng tài thương mại 2010

Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại

Khái niệm về tranh chấp thương mại 

Do tính chất thường xuyên và những hậu quả nghiêm trọng của các tranh chấp thương mại đến nền kinh tế thị trường mà từ lâu, pháp luật Việt Nam đã quan tâm và cho ra đời những quy định pháp luật nhằm điều chỉnh vấn đề này. 

Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam cho thấy, khái niệm thương mại ngày càng được mở rộng và phù hợp với khái niệm trong các hiệp định thương mại. Theo quy định tại Điều 3 Luật thương mại 2005: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. 

Như vậy, chúng ta có thể hiểu tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) giữa các bên hợp tác với nhau về quyền, nghĩa vụ trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.

Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại theo quy định pháp luật Việt Nam

Theo quy định tại Điều 317 Luật thương mại 2005, có 04 hình thức giải quyết tranh chấp trong thương mại Việt Nam bao gồm: thương lượng; hòa giải; tòa án và trọng tài thương mại.

Mỗi phương thức đều có ưu và nhược điểm cũng như có tính chấp pháp lý, nội dung, thủ tục trình tự tiến hành riêng. Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam cho phép các bên tự do lựa chọn phương thức phù hợp, phù thuộc vào từng điều kiện của bản thân cũng như mức đồ phù hợp của phương thức với nội dung tranh chấp cũng như mối quan hệ thiện chí giữa các bên. 

Thương lượng 

Thương lượng là phương thức được biết đến sớm nhất, thông dụng nhất và dễ dàng tiến hành nhất trong các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. Thương lượng được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.

cac-phuong-thuc-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-1.jpg

Nó phổ biến và được khuyến khích sử dụng không chỉ vì thủ tục đơn giản, dễ thực hiện mà phương thức này còn giúp các bên trong tranh chấp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Ngoài ra, quá trình diễn ra thương lượng không bị ràng buộc bởi những thủ tục pháp lý phức tạp và rườm rà. Hơn nữa, điều mà các doanh nhân đặc biệt quan tâm như danh dự, uy tín, bí mật trong kinh doanh, sự căng thẳng trong mối quan hệ hợp tác.. được bảo mật và bảo vệ gần như tuyệt đối

Mặc dù phương thức này được đánh giá là phương thức thể hiện tối đa quyền tự do thỏa thuận, tự do định đoạt của các bên tranh chấp. Nhưng đồng thời nó cũng mang lại một nhược điểm lớn đó là việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo. 

Hoà giải 

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh. Bên thứ ba sẽ do các bên tranh chấp lựa chọn. Cụ thể, khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định: “Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP.” 

cac-phuong-thuc-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-2.jpg

Mặc dù chủ thể đưa ra quyết định cuối cùng vẫn là các bên tranh chấp nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng và trung tâm của người thứ ba được lựa chọn làm trung gian hòa giải. Chính vì vậy, những hòa giải viên cần đáp ứng được những điều kiện như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu kiến thức pháp luật, có kinh nghiệm thực tiễn và đảm bảo giữ vững lập trường trung lập giữa các bên…

Cũng giống như thương lượng, quá trình và thủ tục hòa giải giữa các bên sẽ không chịu sự chi phối bởi các quy định có tính chất bắt buộc của pháp luật. Pháp luật chỉ ghi nhận thương lượng và hòa giải là những phương thức giải quyết tranh chấp ưu tiên lựa chọn. 

Việc thực thi kết quả hòa giải thành cũng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên mà không có bất kì một cơ chế pháp lý nào đảm bảo thi thành những cam kết của các bên trong quá trình hòa giải

Nguyên tắc hòa giải

Căn cứ Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định việc hòa giải phải dựa trên các nguyên tắc sau:

- Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

- Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.

- Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải.  Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.

 Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hoạt động của Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài. Đây là phương thức có tính chất phi chính phủ và chỉ tiến hành khi có sự thỏa thuận của các bên và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền của Trọng tài. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.

cac-phuong-thuc-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-3.jpg

Phương thức này được các doanh nhân “ưu ái” vì những ưu điểm vượt trội của nó. Không chỉ là phương thức bảo đảm cao nhất quyền tự do, tự định đoạt của các bên tranh chấp. Họ có thể tự do thỏa thuận lựa chọn Trung tâm trọng tài, Trọng tài viên, địa điểm, thời gian hay kể hệ thống quy tắc tiến  hành trọng tài… Mà nó còn là phương thức bảo đảm tối đa tính bí mật, riêng tư cho các doanh nghiệp- vốn là những vấn đề sẽ có thể ảnh hưởng lớn tới uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp nếu bị công khai, tiết lộ.

Khác với bản án , quyết định của Tòa án, phán quyết của trọng tài là chung thẩm tức là không thể kháng cáo, kháng nghị và có hiệu lực kể từ này ban hành. 

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp

Căn cứ Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài bao gồm:

- Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.

- Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.

- Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

- Phán quyết trọng tài là chung thẩm.

Điều kiện giải quyết tranh chấp

Căn cứ Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau:

- Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. 

Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

- Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án

Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tòa án thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Các phán quyết có hiệu lực của tòa án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

cac-phuong-thuc-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-4.jpg

Tòa án sẽ chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên tranh chấp tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Việc xác định thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh chấp chấp kinh doanh, thương mại của các quốc gia trên thế giới là không giống nhau. Theo quy định pháp luật Việt Nam, Tòa án có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật. Và tòa án sẽ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên.

Phán quyết của tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định

Những tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Căn cứ theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thương mại

Căn cứ theo Điều 319 Luật thương mại 2005 quy định: Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.

DỊCH VỤ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI CỦA OTIS LAWYERS

OTIS LAWYERS tự hào là đơn vị chuyên tư vấn, giải quyết các loại tranh chấp trong kinh doanh và thương mại với hiệu quả cao và chi phí hợp lý. Với gói dịch vụ giải quyết tranh chấp thương mại TRỌN GÓI, quý khách hàng sẽ được đội ngũ luật sư chuyên nghiệp thực hiện đầy đủ các công việc sau đây: 

- Tư vấn các quy định pháp lý về quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ kinh doanh thương mại;

- Chuẩn bị liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp thương mại;

- Tư vấn cho khách hàng ưu nhược điểm của từng loại phương thức giải quyết tranh chấp, để khách hàng có thể lựa chọn hình thức phù hợp với mình;

- Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp

- Đối với phương thức thương lượng, hòa giải: Luật sư sẽ tiến hành tổ chức thương lượng, hòa giải các bên trong quan hệ tranh chấp thương mại, đồng thời thay mặt khách hàng tiến hành thương lượng, hòa giải với bên kia.  

- Đối với phương thức Trọng tài, Tòa án: Luật sư đại diện theo ủy quyền gặp gỡ, trao đổi và làm việc với các cơ quan Trọng tài, Tòa án nhằm bảo vệ lợi ích khách hàng tốt nhất

OTIS - BÁO CÁO TÀI CHÍNH (2).jpg

Mong rằng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các quý bạn đọc giải quyết được những vướng mắc, khó khăn đang gặp phải. Nếu quý khách hàng mong muốn nhận được sự hỗ trợ pháp lý nhanh chóng, kịp thời trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mại và có nhu cầu được đặt lịch hẹn gặp luật sư giải quyết tranh chấp thương mại của OTIS LAWYERS thì hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chúng tôi qua địa chỉ:

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park View, Số 3 đường Vũ Phạm Hàm, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected] 
Hotline: 0987748111 

Bình luận
Slide 1 of 2
Doanh nghiệp FDI
Thành lập doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI
Thành lập doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI
Thành lập doanh nghiệp FDI

Dịch vụ tư vấn

  • Tư vấn Pháp lý cho Doanh nghiệp
  • Tư vấn Luật Đầu tư
  • Kế toán - Thuế doanh nghiệp
  • Giấy phép lao động, thẻ tạm trú, VISA, giấy phép con...
  • Tư vấn Luật Dân sự
  • Tư vấn Luật hôn nhân và gia đình
  • Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ
  • Tư vấn Luật Đất đai, Nhà ở
  • Tư vấn Luật Hình sự
  • Tư vấn Luật Lao động - Bảo hiểm
  • Biểu mẫu các loại hợp đồng
  • Tài chính - Chứng khoán
.

Bài viết mới nhất

VỤ VIỆC HAI NGHỆ SĨ VIỆT NAM BỊ BẮT TẠI TÂY BAN NHA – GÓC NHÌN CỦA LUẬT SƯ
LÀM HỘ CHIẾU ONLINE: NÊN HAY KHÔNG NÊN? CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?
TRA CỨU GIẤY PHÉP KINH DOANH ONLINE: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
.
  • Số điện thoại
    098.7748.111
Công ty Luật TNHH OTIS và Cộng sự
  • 02422.151.888 - 0987.748.111
  • [email protected]
  • Địa chỉ:
    • Hà Nội : Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
    • TP.HCM: Tầng 9, Diamond Plaza, Số 34 Lê Duẩn, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
    • Bắc Ninh: Tầng 3, N120-121-122 HUD Trầu Cau, Lý Anh Tông, Võ Cường, TP. Bắc Ninh

Liên kết

  • Trang chủ
  • Dịch vụ
  • Giới thiệu
  • Team
  • Tin tức
  • Liên hệ

Hỗ trợ

  • Liên hệ chúng tôi
  • Những dịch vụ chuyên nghiệp

Follow us:

2022 © All rights reserved by OTISLawyers