Tìm hiểu cách xin visa làm việc tại Việt Nam mới nhất 2025: điều kiện, quy trình thủ tục và lưu ý giúp chuyên gia nước ngoài nhập cảnh hợp pháp, nhanh chóng.
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hội nhập toàn cầu và môi trường đầu tư hấp dẫn, Việt Nam đã và đang thu hút ngày càng nhiều chuyên gia, nhà quản lý và lao động kỹ thuật nước ngoài đến làm việc. Tuy nhiên, để nhập cảnh và làm việc hợp pháp tại Việt Nam, người nước ngoài bắt buộc phải thực hiện thủ tục xin visa làm việc tại Việt Nam đúng quy định.
Trong bài viết này, OTIS LAWYERS sẽ hướng dẫn bạn cách xin visa làm việc tại Việt Nam nhanh chóng và hợp lệ, cập nhật những quy định mới nhất trong năm 2025.
Visa làm việc tại Việt Nam là gì?

Visa làm việc tại Việt Nam là gì?
Visa làm việc (ký hiệu LĐ hoặc LĐ1/LĐ2) là loại thị thực được cấp cho người nước ngoài có nhu cầu vào Việt Nam để làm việc hợp pháp, thường gắn liền với việc xin giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận miễn giấy phép lao động.
Việc xin visa làm việc tại Việt Nam đúng cách sẽ giúp người lao động nước ngoài có thể cư trú và làm việc hợp pháp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình quản lý nhân sự quốc tế.
Các loại visa làm việc tại Việt Nam hiện hành
Visa LĐ1
Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động (miễn giấy phép lao động), trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Visa LĐ2
Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.
>>> Xem thêm: Quy Định Cần Biết Về Các Loại Thị Thực (Visa) Hiện Nay
>>> Xem thêm: Visa Cho Người Nước Ngoài
Điều kiện để xin visa làm việc tại Việt Nam
Để xin visa làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:
- Có giấy phép lao động hoặc văn bản miễn giấy phép lao động do Sở LĐTB&XH cấp.
- Có đơn vị/tổ chức bảo lãnh hợp pháp tại Việt Nam.
- Hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng và còn trang trống để dán visa.
- Không thuộc diện bị cấm nhập cảnh theo pháp luật Việt Nam.
Thủ tục xin visa làm việc tại Việt Nam
Bước 1. Xin công văn nhập cảnh vào Việt Nam
Trước khi xin visa làm việc tại Việt Nam, doanh nghiệp cần xin công văn nhập cảnh trên dịch vụ công.
Doanh nghiệp đăng ký tài khoản định danh điện tử để điền và nộp hồ sơ xin công văn nhập cảnh trên cổng dịch vụ công của Bộ Công an.
Sau khi đăng ký tài khoản thành công, Doanh nghiệp truy cập trang cổng dịch vụ công để tiến hành xin công văn nhập cảnh.
Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ xin visa làm việc tại Việt Nam và dán tem visa lao động
Khi có kết quả, doanh nghiệp in công văn nhập cảnh cùng với các giấy tờ khác. Dưới đây là các cách dán tem visa LĐ2 để người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam:
Tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài
Bên cạnh bản in công văn nhập cảnh, người nước ngoài cần chuẩn bị thêm các giấy tờ để xin dán tem visa lao động tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam:
- Tờ khai xin cấp visa theo yêu cầu
- Hộ chiếu gốc
- Ảnh chân dung
- Phí dán tem visa
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của Đại sứ quán/Lãnh sự quán
Người nước ngoài nộp hồ sơ xin visa làm việc tại Việt Nam trực tiếp hoặc gửi bưu điện theo yêu cầu đến văn phòng Đại sứ quán/Lãnh sự quán đã đăng ký. Khi hồ sơ xin visa làm việc tại Việt Nam hợp lệ, người nước ngoài đóng lệ phí theo yêu cầu và dán tem visa lên hộ chiếu, có thể sử dụng để nhập cảnh và làm việc tại công ty bảo lãnh tại Việt Nam.
Tại sân bay quốc tế Việt Nam
Tương tự như dán tem visa tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam, người nước ngoài cần chuẩn bị bản in công văn nhập cảnh và các giấy tờ liên quan:
- Tờ khai đề nghị cấp thị thực Việt Nam NA1
- Hai ảnh chân dung 4×6cm
- Hộ chiếu gốc còn hạn ít nhất 6 tháng
Khi đến sân bay, người lao động nước ngoài đến quầy xuất trình giấy tờ và nộp phí để dán tem visa lao động vào hộ chiếu. Phí dán tem visa sẽ phụ thuộc vào thời gian lưu trú và số lần nhập cảnh theo nhu cầu của người nước ngoài.
Thời hạn và gia hạn xin visa làm việc tại Việt Nam
- Visa LĐ1 hoặc LĐ2 có thời hạn tối đa 2 năm, tùy vào thời hạn của hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động.
- Có thể gia hạn visa nếu vẫn còn nhu cầu làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
- Sau khi xin visa làm việc tại Việt Nam, người lao động có thể xin thẻ tạm trú (ký hiệu LĐ) để cư trú dài hạn và ra vào Việt Nam nhiều lần mà không cần xin visa lại.
>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Xin Thẻ Tạm Trú Cho Người Nước Ngoài Tại Việt Nam
Một số lưu ý khi xin visa làm việc tại Việt Nam

Một số lưu ý khi xin visa làm việc tại Việt Nam
- Hồ sơ xin visa làm việc tại Việt Nam phải đồng bộ với hồ sơ xin giấy phép lao động, tránh mâu thuẫn thông tin.
- Nộp hồ sơ xin visa trước ít nhất 10–15 ngày so với kế hoạch nhập cảnh.
- Trong một số trường hợp đặc biệt, người lao động có thể bị từ chối visa nếu vi phạm quy định cư trú, lao động trái phép trước đó.
- Có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý nếu không chắc chắn về quy trình hoặc hồ sơ để tránh mất thời gian, chi phí.
Thủ tục xin visa làm việc tại Việt Nam là bước đầu tiên và quan trọng giúp người lao động nước ngoài có thể làm việc hợp pháp, ổn định tại Việt Nam. Việc nắm rõ quy trình, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và thực hiện đúng theo quy định không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn bảo vệ doanh nghiệp khỏi rủi ro pháp lý.
Dịch vụ tư vấn xin visa làm việc tại Việt Nam của OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn xin visa làm việc tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng.
Chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới khách hàng dịch vụ tư vấn thuế ban đầu cho doanh nghiệp tốt nhất, chuyên nghiệp nhất. Với chi phí hợp lý và thời gian tư vấn thuế ban đầu cho doanh nghiệp nhanh chóng, mang lại hiệu quả nhất.
Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối. Và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để gửi yêu cầu tư vấn xin visa làm việc tại Việt Nam!

Thông tin liên hệ
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
- Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park View, Số 3 đường Vũ Phạm Hàm, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Email: [email protected]
- Hotline: (+84)987 748 111
- Facebook: Hãng Luật OTIS và Cộng sự
- Zalo: Luật sư Phạm Oanh
- Kakaotalk ID: azlaw84
- Wechat ID: OtisLawyers
Bình luận