Logo là dấu hiệu để khách hàng nhận diện được công ty, là đặc trưng của mỗi công ty. Vì thế việc bảo hộ logo là rất quan trọng. Vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay, có thể đăng ký logo bằng cách nào? Logo được bảo hộ dưới loại hình nào?
Căn cứ pháp lí
Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH 2019 Luật Sở hữu trí tuệ
Nghị định 22/2018 NĐ-CP
Logo công ty là gì?
Logo là một ký hiệu hoặc biểu tượng được thiết kế bằng một hoặc nhiều hình ảnh, màu sắc hay ký tự từ ngữ ghép lại với nhau để tạo nên một hình thù, khiến cho người xem dễ liên tưởng đến hoạt động sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp đó và thấy được sự khác biệt với logo khác.
Hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn chưa có những quy định bắt buộc các công ty phải đăng ký logo. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều hành vi xâm phạm nhãn hiệu, thương hiệu làm doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Vì thế, việc đăng ký logo sẽ giúp logo được pháp luật bảo hộ như một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp cũng sẽ hạn chế được nhiều rủi ro.
Có thể đăng ký bảo hộ logo dưới loại hình nào?
Doanh nghiệp có thể đăng ký logo dưới một trong 2 loại hình dưới đây:
Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.
Logo có thể được coi là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và được bảo hộ quyền tác giả.
Khi đăng ký bảo hộ logo dưới loại hình này thì logo sẽ được bảo hộ tự động ngay khi hoàn thành. Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
Nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Công ty có thể đăng ký logo dưới dạng nhãn hiệu.
Để đăng ký logo dưới dạng nhãn hiệu thì chủ sở hữu phải đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm. Khi hết hạn có thể gia hạn thêm 1 lần, 1 lần là 10 năm.
Với hai loại hình này thì mức độ bảo hộ nhãn hiệu mạnh hơn vì logo của chủ thể khác chủ cần có dấu hiệu trùng hoặc tương tự thì đã bị vi phạm. còn với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thì logo phải giống hệt hoặc giống đến mức tối đa mới được coi là vi phạm. Vì vậy, căn cứ vào mục đích sử dụng logo thì chủ sở hữu logo sẽ cân nhắc bảo hộ logo dưới loại hình nào cho phù hợp.
Thủ tục đăng ký logo
Đăng ký logo dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ vào Điều 50 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH 2019 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 36 Nghị định 22/2018 NĐ-CP, hồ sơ đăng ký logo gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả;
- 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
- Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa (ví dụ như hợp đồng);
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung;
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Bước 2. Nộp hồ sơ
Nộp tại Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ.
Bước 3. Cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Đăng ký logo dưới dạng nhãn hiệu
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- 02 Tờ khai đăng ký theo Mẫu số 04-NH Phụ lục A Thông tư 16/2016/TT-BKHCN;
- 05 mẫu nhãn hiệu giống nhau (trừ mẫu nhán hiệu dán trên tờ khai);
- Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu Công ty thụ hưởng quyền đó từ người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính, hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện của Cục.
Bước 3: Thẩm định đơn
Bước 4: Công bố đơn
Bước 5: Thẩm định nội dung đơn
Bước 6: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
>>Xem thêm bài đăng ký nhãn hiệu
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thủ tục đăng ký logo công ty. Chúng tôi hi vọng rằng đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho độc giả khi muốn tìm hiểu các định của pháp luật về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ của OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn sở hữu trí tuệ. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận