Tặng cho tài sản là một hình thức chuyển quyền sở hữu phổ biến hiện nay. Tuy nhiên tặng cho tài sản đi kèm với điều kiện hay còn gọi là tặng cho tài sản có điều kiện thì được quy định như thế nào? Cùng OTIS LAWYERS tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Tặng cho tài sản có điều kiện là gì?
Tăng cho tài sản có điều kiện là tặng cho tài sản trong đó bên tặng cho yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi được tặng cho. Điều kiện tặng cho không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Nếu nghĩa vụ phải thực hiện trước khi tặng cho đã thực hiện thì bên tặng cho phải giao tài sản tặng cho hoặc phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện
Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện là giao dịch tặng cho tài sản trong đó bên tặng cho yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi được tặng cho. Điều kiện tặng cho không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Điều kiện của hợp đồng
Điều kiện của hợp đồng tặng cho tài sản là bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ. Thời điểm phát sinh là trước hoặc sau khi thực hiện tặng cho. Như vậy, có hai trường hợp sau đây:
– Thứ nhất: Điều kiện phát sinh trước khi tặng cho. Theo đó, bên được tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ trước thì hợp đồng tặng cho mới có hiệu lực.
– Thứ hai: Hợp đồng tặng cho đã có hiệu lực. Bên được tặng cho thực hiện nghĩa vụ sau khi được tặng cho.
Đối tượng và hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện
Đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là động sản hoặc bất động sản theo Điều 458 và 459 BLDS.
Tặng cho động sản
Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Tặng cho bất động sản
Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản
Lưu ý:
– Đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là quyền tài sản (quyền yêu cầu của người khác). Trường hợp này được điều chỉnh bởi các quy định về chuyển quyền yêu cầu. Sau khi tặng cho, người được tặng cho rở thành người có quyền đối với bên có nghĩa vụ.
– Đối tượng tặng cho là quyền sử dụng đất thì khi tặng cho phải tuân theo quy định Luật đất đai 2013.
Hình thức của hợp đồng
Hình thức của hợp đồng tặng cho phụ thuộc vào đối tượng của nó. Nếu đối tượng của hợp đồng tặng cho là động sản thì hợp đồng tặng cho có thể bằng miệng, văn bản. Nếu đối tượng của hợp đồng là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu hoặc là bất động sản thì hình thức của hợp đồng tặng cho phải là văn bản có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Một số lưu ý trong hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện
- Bên tặng cho tài sản và bên được tặng cho tài sản phải là người có năng lực pháp luật dân sự và có năng lực hành vi dân sự.
- Bên tặng cho tài sản và bên được tặng cho tài sản hoàn toàn tự nguyện.
- Điều kiện tặng cho tài sản là những điều cần thiết mà bên tặng cho tài sản cần đạt được. Các điều kiện đó là nghĩa vụ mà bên được tặng cho tài sản phải thực hiện. Trong đó, “thực hiện nghĩa vụ” là nghĩa vụ dân sự mà bên được tặng cho phải làm theo yêu cầu của bên tặng cho như là chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá thực hiện một công việc hoặc không thực hiện một công việc nhất định. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo ràng buộc là điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Hiện nay, Bộ luật dân sự 2015 vẫn chưa có quy định vụ thể về việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện. Do vậy, khi giải quyết thiết nghĩ chúng ta nên tuân theo quy định về việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tại Điều 458 (về tặng cho động sản) và quy định tại Điều 459 (về tặng cho bất động sản):
Ví dụ bản án về tranh chấp hợp đồng tặng cho có điều kiện
- Tóm tắt nội dung vụ án: ông L, bà V đã ký hợp đồng tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất ở với nội dung tặng nhà đất cho bà Nguyễn Thị Kim D. Mặc dù, hợp đồng tặng cho có công chứng không thể hiện điều kiện nhưng thực tế các bên đều thừa nhận bà V tặng nhà đất cho bà D với điều kiện ông L và bà V tặng cho nhà bà D căn nhà trên đồng thời bà D mua miếng đất khác ở Bình Dương để cất nhà cho ông L, bà V ở (hình thức như hoán đổi nhà). Nhưng đến nay bà D vẫn chưa mua nhà khác cho ông L, bà V. Do đó, bà V khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất giữa bà và bà D
- Quyết định của Tòa án: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Trần Thị Kim V: hủy hợp đồng tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất ở giữa ông Nguyễn Văn L, bà Trần Thị Kim V và bà Nguyễn Thị Kim D, buộc bà D phải hoàn trả cho ông L và bà V bản chính Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự của OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong việc tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới các nhà đầu tư dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận