Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về thu hồi đất? Cùng OTIS LAWYERS tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lí
Luật Đất đai 2013
Nghị định 43/2014/NĐ-CP
Thu hồi đất là gì?
Khoản 11, Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về thu hồi đất (THĐ) như sau:
Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
Các trường hợp thu hồi đất
Nhà nước sẽ THĐ trong các trường hợp sau:
- THĐ vì mục đích quốc phòng, an ninh
- THĐ để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
- THĐ do vi phạm pháp luật về đất đai
- THĐ do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người
Thẩm quyền thu hồi đất
Theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật đất đai năm 2013, thẩm quyền THĐ sẽ thuộc về các chủ thể sau đây:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định THĐtrong các trường hợp sau đây:
+ THĐ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 66 Luật đất đai năm 2013
+ THĐ nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định THĐ trong các trường hợp sau đây:
+ THĐ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
+ THĐ ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Lưu ý: Trường hợp trong khu vực THĐcó cả đối tượng thuộc thẩm quyền thu hồi của Ủy ban nhân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định THĐ hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định THĐ (theo quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật đất đai năm 2013).
Căn cứ vào điểm c khoản 2 Điều 52 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
- Ban Quản lý khu công nghệ cao quyết định THĐ trong các trường hợp sau đây:
+ THĐ đã cho thuê đối với trường hợp người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g, i khoản 1 Điều 64 Luật đất đai năm 2013.
+ THĐ đã cho thuê đối với trường hợp người sử dụng đất chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyện trả lại đất theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 65 Luật đất đai năm 2013.
Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 53 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
- Ban Quản lý khu kinh tế quyết định THĐ trong các trường hợp sau đây:
+ THĐ đã giao lại, cho thuê đối với trường hợp người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai quy định tại các Điểm a, b, c, d, e, g, i khoản 1 Điều 64 Luật đất đai năm 2013.
+ THĐ đã giao lại, cho thuê đối với trường hợp người sử dụng đất chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyện trả lại đất theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 65 Luật đất đai năm 2013.
- Cảng vụ hàng không quyết định thu hồi đất đối với trường hợp được Cảng vụ hàng không giao đất mà thuộc các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, e, g và i Khoản 1 Điều 64 và các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 65 Luật đất đai năm 2013.
Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
Xây dựng và thực hiện kế hoạch THĐ, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm được quy định như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền THĐ ban hành thông báo THĐ.
Thông báo Vđược gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch THĐ, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;
- Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
- Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật này.
- Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:
- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền;
- Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định THĐ
Việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 của Luật này quyết định THĐ, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;
- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
- Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt;
- Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.
Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế THĐ và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật này.
Cưỡng chế thu hồi đất
Theo quy định tại Điều 71 Luật Đất đai 2013, cưỡng chế thực hiện quyết định THĐ khi có đủ các điều kiện sau:
- Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi đã được vận động, thuyết phục;
- Quyết định cưỡng chế đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
- Quyết định cưỡng chế đã có hiệu lực thi hành;
- Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế.
Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định THĐ.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thu hồi đất. Chúng tôi hi vọng rằng đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho độc giả khi muốn tìm hiểu các định của pháp luật về lĩnh vực đất đai.
Dịch vụ tư vấn đất đai của OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn đất đai. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận