• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
    • Tư vấn Luật Đầu tư
    • Giấy phép lao động, thẻ tạm trú, visa, giấy phép con
    • Kế toán -Thuế doanh nghiệp
    • Tư vấn Luật Dân sự
    • Tư vấn Luật Đất đai, Nhà ở
    • Tư vấn Luật Hôn nhân và Gia đình
    • Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn Pháp lý cho Doanh nghiệp
    • Tư vấn Luật Hình sự
    • Tư vấn Luật Lao động - Bảo hiểm
  • Nhân Sự
  • Tin tức
  • Khách hàng
    • Câu chuyện khách hàng
    • Tư vấn tình huống
  • Liên hệ
  • Tiếng ViệtTiếng Việt
  • EnglishEnglish
  • KoreanKorean
  • ChinaChinese
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ+
    • Tư vấn Luật Đầu tư
    • Giấy phép lao động, thẻ tạm trú, visa, giấy phép con
    • Kế toán -Thuế doanh nghiệp
    • Tư vấn Luật Dân sự
    • Tư vấn Luật Đất đai, Nhà ở
    • Tư vấn Luật Hôn nhân và Gia đình
    • Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn Pháp lý cho Doanh nghiệp
    • Tư vấn Luật Hình sự
    • Tư vấn Luật Lao động - Bảo hiểm
  • Nhân Sự
  • Tin tức
  • Khách hàng+
    • Câu chuyện khách hàng
    • Tư vấn tình huống
  • Liên hệ
Tiếng ViệtEnglishKoreanChina
  1. Trang chủ
  2. Dịch vụ
  3. LẠM PHÁT VÀ GIẢM PHÁT CÓ GÌ KHÁC NHAU? - OTIS LAWYERS

LẠM PHÁT VÀ GIẢM PHÁT CÓ GÌ KHÁC NHAU? - OTIS LAWYERS

-
Tóm tắt nội dung:
  1. Lạm phát là gì?
  2. Giảm phát là gì?
  3. Mối quan hệ giữa lạm phát và giảm phát
  4. Lạm phát và giảm phát có gì khác nhau?

Việc hiểu được bản chất của lạm phát và giảm phát không hề đơn giản, vì nó trực tiếp liên quan đến việc đưa ra các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô, hiệu quả của các giải pháp được đề xuất, cũng như để phòng tránh những tác động mặt trái và khả năng bộc phát của chúng trong thực tiễn. Vậy lạm phát và giảm phát có gì khác nhau? Hãy cùng OTIS LAWYERS tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Lạm phát là gì?

Lạm phát (tiếng Anh: Inflation) xảy ra khi mức giá chung thay đổi, giá cả và chi phí tăng lên. Theo cuốn "Kinh tế học vĩ mô" của NXB Giáo dục 1997 do PTS. Vũ Đình Bách chủ biên, Lạm phát được hiểu là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian.

Lạm phát (nhất là với mức độ cao) có tác hại nhiều hơn có lợi, thậm chí tàn phá huỷ hoại nền kinh tế - xã hội.

Giảm phát là gì? 

Giảm phát (tiếng Anh: Deflation) được hiểu là việc giảm liên tục mức giá chung của hàng hoá và dịch vụ. 

Giảm phát khác với giảm giá chỉ ở một khu vực kinh tế. Việc giảm giá tư liệu tiêu dùng sẽ không trở thành giảm phát nếu giá cả dịch vụ lại tăng bù vào.

Giảm phát chỉ là có hại khi nó kéo và kiềm chế giá cả chung về mức thấp quá mức cần thiết để kích thích đầu tư - tiêu dùng và khai thác các tiềm năng phát triển có thể của một nước, nhất là trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá, cần tăng trưởng nhanh.

Mối quan hệ giữa lạm phát và giảm phát 

Lạm phát và giảm phát là hai quá trình đối nghịch nhau liên tiếp như là những xu hướng phát triển của nền kinh tế. Lạm phát là trạng thái gần như kinh niên của nền kinh tế, do đó giảm phát cũng trở thành hiện tượng khá thường xuyên. Nói cách khác, giảm phát là một giai đoạn đặc biệt trong chu kỳ vận động của lạm phát. Có thể nói, giảm phát xuất hiện như một xu hướng tiềm tàng luôn đi cùng với lạm phát và là kết quả tổng hợp của những giải pháp kiềm chế lạm phát đã được triển khai trên thực tế.

Thực tiễn cho thấy, tốc độ của lạm phát và giảm phát có quan hệ qua lại khá chặt chẽ: tốc độ lạm phát tăng càng cao, thì tốc độ giảm phát cũng càng lớn. Việc giảm lạm phát từ 500% xuống còn 20% sẽ dễ và nhanh hơn giảm lạm phát từ 20% xuống 1-2%... Điều này một phần được giải thích bởi sự tồn tại khách quan tỷ lệ lạm phát “hợp lý và chấp nhận được” của nền kinh tế. Khi lạm phát vượt quá nhanh và quá cao so với mức “ngưỡng” an toàn thì sức tàn phá càng lớn, khiến vượt quá khả năng chịu đựng của nền kinh tế, buộc chính phủ phải nhanh chóng có những giải pháp cần thiết kéo lùi thật nhanh lạm phát trở về trạng thái thích hợp nếu không muốn có sự đổ vỡ lớn trong đời sống kinh tế - chính trị đất nước. Hơn nữa, khi xảy ra lạm phát phi mã hoặc siêu lạm phát, thì nguyên nhân gây ra hiện tượng này dễ xác định hơn, tập trung hơn, do đó giải pháp đề ra để khắc phục cũng trở nên "đơn giản" và chính xác hơn. Cùng với quá trình giảm phát, các nhân tố gây ra lạm phát bị kiềm chế và triệt tiêu dần.

Lạm phát và giảm phát có gì khác nhau? 

Tiêu chíLạm phátGiảm phát
Giá trị của đồng tiềnLạm phát khiến giá trị đồng tiền bị giảm điGiảm phát sẽ làm tăng giá trị của đồng tiền
Tác động tới nền kinh tếLạm phát ở mức vừa phải (2%) có lợi cho nền kinh tếGiảm phát đa phần là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang đi xuống
Tác động tới con ngườiTrong một số trường hợp, lạm phát  được xem là có lợi cho người sản xuấtGiảm phát lại được cho là có lợi cho người tiêu dùng
Nguyên nhânNguyên nhân gây ra lạm phát chủ yếu do các yếu tố cung - cầu. Khi nhu cầu tăng cao mà nguồn cung lại bị sụt giảm mạnh…Giảm phát được gây nên bởi các yếu tố cung tiền và tín dụng
Hệ quảLạm phát gây nên tình trạng phân phối tiền không đồng đềuGiảm phát sẽ dẫn đến giảm chi tiêu và làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: info@otislawyers.vn 
Hotline: 0987748111

Bình luận
Slide 1 of 2
Doanh nghiệp FDI
Thành lập doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI
Thành lập doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI
Thành lập doanh nghiệp FDI

Dịch vụ tư vấn

  • Tư vấn Pháp lý cho Doanh nghiệp
  • Tư vấn Luật Đầu tư
  • Kế toán - Thuế doanh nghiệp
  • Giấy phép lao động, thẻ tạm trú, VISA, giấy phép con...
  • Tư vấn Luật Dân sự
  • Tư vấn Luật hôn nhân và gia đình
  • Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ
  • Tư vấn Luật Đất đai, Nhà ở
  • Tư vấn Luật Hình sự
  • Tư vấn Luật Lao động - Bảo hiểm
  • Biểu mẫu các loại hợp đồng
  • Tài chính - Chứng khoán
.

Bài viết mới nhất

VỤ VIỆC HAI NGHỆ SĨ VIỆT NAM BỊ BẮT TẠI TÂY BAN NHA – GÓC NHÌN CỦA LUẬT SƯ
LÀM HỘ CHIẾU ONLINE: NÊN HAY KHÔNG NÊN? CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?
TRA CỨU GIẤY PHÉP KINH DOANH ONLINE: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
.
  • Số điện thoại
    098.7748.111
Công ty Luật TNHH OTIS và Cộng sự
  • 02422.151.888 - 0987.748.111
  • info@otislawyers.vn
  • Địa chỉ:
    • Hà Nội : Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
    • TP.HCM: Tầng 9, Diamond Plaza, Số 34 Lê Duẩn, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
    • Bắc Ninh: Tầng 3, N120-121-122 HUD Trầu Cau, Lý Anh Tông, Võ Cường, TP. Bắc Ninh

Liên kết

  • Trang chủ
  • Dịch vụ
  • Giới thiệu
  • Team
  • Tin tức
  • Liên hệ

Hỗ trợ

  • Liên hệ chúng tôi
  • Những dịch vụ chuyên nghiệp

Follow us:

2022 © All rights reserved by OTISLawyers