Kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, nó tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm của doanh nghiệp và lưu lại dấu ấn cho khách hàng. Vậy kiểu dáng công nghiệp là gì theo quy định của pháp luật hiện nay? Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay? Cùng OTIS LAWYERS tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lí
Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019
Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 quy định: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”
Hay cụ thể hơn , kiểu dáng công nghiệp (KDCN) là hình dáng bên ngoài của các đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.
Ví dụ: hình dáng vỏ chai nước uống, vỏ bao bì của sản phẩm
KDCN tạo nên sự khác biệt cho từng sản phẩm, giúp khách hàng có thể nhận biết được sản phẩm của mỗi chủ thể kinh doanh.
Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Điều 63 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 quy định điều kiện để KDCN được bảo hộ như sau:
- Có tính mới;
- Có tính sáng tạo;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp
Về tính mới của KDCN
KDCN được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
Về tính sáng tạo của KDCN
KDCN được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
Về khả năng áp dụng công nghiệp của KDCN
KDCN được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa KDCN:
- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Những chủ thể sau đây có quyền đăng ký bảo hộ KDCN
-Tác giả - người trực tiếp sáng tạo ra KDCN;
– Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc với tác giả nếu không có các thỏa thuận khác;
– Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra KDCN thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
– Người có quyền đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Cục sở hữu trí tuệ hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh
Bước 3: Thẩm định hình thức đơn
Đơn đăng ký KDCN sẽ được thẩm định để đánh giá tính hợp lệ của đơn
Bước 4: Công bố đơn
Đơn đăng ký KDCN đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp theo quy định.
Bước 5: Thẩm định nội dung đơn
Bước 6: Ra quyết định từ chối/ cấp văn bằng bảo hộ
Nếu đối tượng không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về kiểu dáng công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Thời hạn bảo hộ
Bằng độc quyền KDCN có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về KDCN. Chúng tôi hi vọng rằng đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho độc giả khi muốn tìm hiểu các định của pháp luật về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ của OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn sở hữu trí tuệ. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park View, Số 3 đường Vũ Phạm Hàm, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận