Mọi doanh nghiệp đều phải nộp báo cáo tài chính hằng năm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy báo cáo tài chính là gì? Pháp luật quy định như thế nào về báo cáo tài chính? Cùng OTIS LAWYERS tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lí
Luật kế toán năm 2015
Thông tư 200/2014/TT-BTC
Báo cáo tài chính là gì ?
Khoản 1 Điều 3 Luật kế toán năm 2015 định nghĩa về báo cáo tài chính như sau: Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Có thể hiểu , BCTC cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Theo pháp luật, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày BCTC năm. Đối với các công ty (tổng công ty) có đơn vị trực thuộc, ngoài báo cáo tài chính năm thì phải BCTC tổng hợp vào cuối kì kế toán năm dựa trên BCTC của đơn vị trực thuộc.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và doanh nghiệp niêm yết thị trường chứng khoán bên cạnh làm BCTC năm thì phải lập BCTC giữa niên độ (báo cáo quý-trừ quý IV).
Mục đích của báo cáo tài chính
Theo quy định tại Điều 97 Thông tư 200/2014/TT-BTC, BCTC có những mục đích sau:
BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. BCTC phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
- Tài sản;
- Nợ phải trả;
- Vốn chủ sở hữu;
- Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
- Các luồng tiền.
Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày Báo cáo tài chính.
Hình thức công khai báo cáo tài chính
Khoản 1 Điều 32 Luật kế toán năm 2015 quy định:
Việc công khai BCTC được thực hiện theo một hoặc một số hình thức sau đây:
- Phát hành ấn phẩm;
- Thông báo bằng văn bản;
- Niêm yết;
- Đăng tải trên trang thông tin điện tử;
- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Thời hạn công khai báo cáo tài chính

Khoản 2 Điều 32 Luật kế toán năm 2015 quy định:
Hình thức và thời hạn công khai BCTC của đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Cụ thể như sau:
- Đối với doanh nghiệp nhà nước:
- Thời hạn nộp BCTC quý: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước: chậm nhất là 45 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, tổng công ty Nhà nước sẽ nộp BCTC cho công ty mẹ theo thời hạn do công ty mẹ quy định.
- Thời hạn nộp BCTC năm: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước: Chậm nhất là 90 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc sẽ nộp BCTC cho công ty mẹ theo thời hạn quy định.
- Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo tài chính.
- Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai BCTC năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Trường hợp pháp luật về chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định của Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đó.
Nội dung công khai báo cáo tài chính
- Đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước công khai thông tin thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
- Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi tài chính năm.
- Đơn vị kế toán sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân công khai mục đích huy động và sử dụng các khoản đóng góp, đối tượng đóng góp, mức huy động, kết quả sử dụng và quyết toán thu, chi từng khoản đóng góp.
- Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh công khai các nội dung sau đây:
- Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
- Kết quả hoạt động kinh doanh;
- Trích lập và sử dụng các quỹ;
- Thu nhập của người lao động;
- Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
BCTC của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán khi công khai phải kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về BCTC. Chúng tôi hi vọng rằng đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho độc giả khi muốn tìm hiểu các định của pháp luật về lĩnh vực kế toán – thuế.
Dịch vụ tư vấn kế toán – thuế của OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn kế toán – thuế. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận