Quyền nuôi con là một trong những vấn đề quan trọng, được nhiều người quan tâm khi quyết định ly hôn. Cùng OTIS LAWYERS tìm hiểu 05 điều cần biết về quyền nuôi con sau ly hôn mới nhất 2024 trong bài viết dưới đây!
Quyền nuôi con sau ly hôn được quy định như thế nào?
Theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quyền nuôi con sau ly hôn được quy định nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục con cái như sau:
- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn giữ quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, và giáo dục con khi chưa thành niên (dưới 18 tuổi), con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình, theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014, Bộ luật dân sự 2015 và các luật khác có liên quan;
- Vợ và chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trong trường hợp thỏa thuận không thành thì Tòa án sẽ quyết định người nào sẽ trực tiếp nuôi con, dựa trên quyền lợi ở mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên, quyết định của Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con;
- Trẻ dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ để trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, và giáo dục con hoặc nếu cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Khi ly hôn, Tòa án luôn khuyến khích việc thỏa thuận giữa vợ và chồng về việc nuôi dưỡng con sau ly hôn. Tuy nhiên, nếu không có thỏa thuận, Tòa án sẽ can thiệp để xem xét và quyết định một cách hợp lý, phù hợp với quyền và lợi ích của con.
Toà án sẽ xem xét giao quyền trực tiếp nuôi con cho cha hoặc mẹ có đầy đủ các điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục. Tất cả những quyền và nghĩa vụ này được thiết lập để đảm bảo con nhận được sự quan tâm và hỗ trợ cần thiết, bất kể hoàn cảnh sau ly hôn.
Sau ly hôn người không trực tiếp nuôi con có quyền gì?
Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Theo đó, người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn sẽ có những quyền sau đối với con:
- Quyền giáo dục, nuôi dưỡng con
- Quyền thăm nom con mà không ai có quyền cán trở (trừ trường hợp người không trực tiếp nuôi còn lợi dụng việc thăm nom con làm ảnh hưởng xấu đến quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con)
Ngoài ra, nếu có đủ căn cứ cho rằng người đang trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện để nuôi con, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của con thì người không trực tiếp nuôi con có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con (Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014)
Người không trực tiếp nuôi con sẽ bị hạn chế quyền đối với con cái trong trường hợp nào?
Theo khoản 3 Điều 82, Đều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định người không trực tiếp nuôi con sẽ bị hạn chế quyền đối với con trong các trường hợp sau:
- Lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
- Phá tán tài sản của con;
- Có lối sống đồi trụy;
- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Cha, mẹ không chu cấp có được quyền thăm con không?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 số 52/2014/QH13, sau khi ly hôn, cha/mẹ không chu cấp cho con vẫn được quyền thăm con mà không ai được cản trở.
Theo đó, quyền và nghĩa vụ của cha/mẹ sau khi ly hôn được quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:
- Cha, mẹ không nuôi con trực tiếp có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền của con được sống cùng với người trực tiếp nuôi.
- Cha, mẹ không nuôi con trực tiếp có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cái.
- Người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm con sau khi ly hôn mà không ai được cản trở.
Người trực tiếp nuôi con cố tình ngăn cản thăm con sau ly hôn có được không?
Căn cứ theo khoản 3, điều 82, Luật hôn nhân gia đình năm 2014: Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Do đó, cản trở người không trực tiếp nuôi dưỡng thăm nom con là trái quy định pháp luật, vi phạm điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ giữa cha, mẹ và con: "Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con".
Ngoài ra, người không trực tiếp nuôi dưỡng còn có quyền đề nghị Cơ quan thi hành án nơi có Tòa án ban hành bản án sơ thẩm can thiệp làm việc yêu cầu người trực tiếp nuôi dưỡng chấm dứt hành vi ngăn cản và được thăm gặp con. Trong trường hợp người trực tiếp nuôi dưỡng không tự nguyện thi hành, cơ quan thi hành án sẽ có biện pháp cưỡng chế.
Lưu ý: việc bị xử phạt hay được cơ quan thi hành án can thiệp để cho người không trực tiếp nuôi dưỡng thăm gặp con cũng chỉ có giá trị, tác dụng trong một lần hoặc một thời gian nhất định. Rất nhiều trường hợp khi cơ quan thi hành án, ban ngành chức năng không có mặt người trực tiếp nuôi dưỡng lại tiếp tục ngăn cản quyền thăm nuôi con của người còn lại.
Một biện pháp pháp lý khác mang tính chất dài lâu thì người không trực tiếp nuôi dưỡng có thể đề nghị tòa án thay đổi quyền nuôi con với căn cứ người đang trực tiếp nuôi dưỡng có hành vi phạm pháp luật, "không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con" (điểm b, khoản 2, điều 84 Luật hôn nhân gia đình năm 2014).
Dịch vụ tư vấn Ly hôn của OTIS LAWYERS
OTIS LAWYERS luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn Ly hôn. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH OTIS VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ văn phòng: Tầng 2, Tòa CT3, Khu đô thị Yên Hòa Park view, số 3 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0987748111
Bình luận